Củ sen là gì? 11 lý do củ sen được gọi là “báu vật” mùa thu tốt hơn cả nhân sâm

Củ sen là gì?

Ở Việt Nam, phần lớn người trồng sen chỉ thu hoạch hạt và hoa, ít dùng đến củ sen. Trên thế giới, củ sen lại được xem là thực phẩm mang lại nhiều may mắn và có tác dụng kỳ diệu với sức khỏe, còn tốt hơn cả nhân sâm. Vậy củ sen là gì? Cùng Vườn Nhiên tìm hiểu vì sao củ sen được coi như “báu vật” mùa thu mà nhân sâm cũng phải cúi đầu nhé!

>>Xem thêm: Ăn hạt sen có tác dụng gì? Những điều kỳ diệu ẩn chứa trong hạt sen mẹ và bé nên biết

Củ sen là gì?

Củ sen hay còn được gọi với cái tên là liên ngẫu, củ sen là phần thân rễ mọc trong bùn của cây sen. Củ sen bên ngoài có vỏ màu nâu nhạt, hình dáng bụ bẫm và thon dài. So với củ của các loại cây khác, củ sen mang một hình dáng có phần lạ mặt, độc đáo và khác biệt hơn khi được chia thành nhiều đoạn khác nhau, mỗi đoạn sẽ phình ra sau đó thắt lại để phân tách với nhau. Mỗi đoạn củ sen phình ra thường xốp và có nhiều lỗ bên trong, có đường trung bình thường từ 3-5 cm. 

Không phải cứ mùa nào trong năm bạn cũng có thể thu hoạch củ sen. Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch củ sen và vào mùa thu khi sen chuẩn bị lụi.
Đây là lúc củ sen đã đủ độ “chín muồi”, sở hữu giá trị dinh dưỡng cao nhất. Sau khi thu hoạch về, củ sen được sơ chế và chế biến luôn hoặc sơ chế và bảo quản để sử dụng dùng tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Không chỉ được tận dụng như một thứ nguyên liệu tuyệt vời để giúp chế biến nên nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho bữa ăn gia đình, củ sen còn được tận dụng như là một thành phần dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe nhờ sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Củ sen là gì?
Thu hoạch củ sen vào mùa thu

Lý do củ sen được gọi là báu vật mùa thu tốt hơn cả nhân sâm

Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một trong những biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc có bên trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. 

Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ củ sen cho phụ nữ. Củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai. Món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm. 

Người Hàn Quốc xem củ sen như một biểu tượng của sự sinh sản, phát triển nên củ sen thường xuyên có mặt trong các bữa ăn. Ngoài món kim chi củ sen nổi tiếng, củ sen khô dùng làm trà uống tốt cho đường hô hấp, giúp lọc máu, dễ ngủ. Người Hàn thường ngâm củ sen uống giống như một loại nhân sâm của đất trời để tăng cường sức khỏe cơ thể.

 Đối với người Ấn Độ củ sen là một món ăn thiêng liêng vì nó tựu lại 3 yếu tố đất, nước và không khí. 

Sau đây là một số công dụng của củ sen được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận, theo Health Benefits:

Củ sen là gì

1. Cải thiện chức năng miễn dịch

Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzim. Ngoài ra sắt giúp tái sinh các tế bào máu.

2. Hỗ trợ tiêu hóa

Củ sen là nguồn cung chất xơ tự nhiên làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, giúp giảm lượng cholesterol trong máu cũng như giảm cân.

3. Kiểm soát thần kinh

Ngoài vai trò tích cực của nó trong tiêu hóa thức ăn, củ sen còn chứa nhiều vitamin. Vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ giúp ta kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và thất vọng.

4. Điều hòa huyết áp

Sự cân bằng natri và kali ở tỷ lệ hợp lý tạo nên vị ngọt giòn của sen. Natri kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể còn kali có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.

Củ sen là gì?

5. Thiếu máu do rong kinh

Nước ép củ sen hay canh củ sen là phương pháp tuyệt vời để tái tạo máu ở phụ nữ khi bị rong kinh hoặc ra máu nhiều khi hành kinh. Phụ nữ nên dùng nước ép hoặc canh củ sen 3 ngày liên tục sau khi hành kinh.

6. Cầm máu

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nước ép củ sen để ngăn chặn chảy máu trong thực quản, ruột, dạ dày, đại tràng và chảy máu mũi.

7. Táo bón hoặc tiêu chảy

Nước ép củ sen điều hòa hoạt động của dạ dày và ruột non, giúp giảm các vấn đề về đường ruột cũng như để ngăn chặn táo bón và tiêu chảy. Ăn củ sen giúp ngăn ngừa các bệnh, sự tổn thương đại tràng và ruột. Mỗi ngày uống một cốc nước ép củ sen với gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

8. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Củ sen mọc dưới bùn hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất và nước rồi chuyển hóa thành năng lượng dưới dạng tinh bột. Y học phương Đông cho rằng củ sen là nguồn cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể.

9 Bảo vệ tim

Củ sen là gì

Củ sen cung cấp các vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin… Nó bảo vệ tim tránh các cơn đau chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát cường độ homocysteine ​​trong máu – nguyên nhân dẫn đến đau tim.

10. Loại bỏ chất nhầy

Lượng vitamin C cao trong củ sen có tác dụng hòa tan chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp và loại bỏ chất nhầy bằng cách bài tiết ra khỏi cơ thể. Do đó, củ sen thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao. Muốn có kết quả chữa bệnh tốt hơn và thức uống ngon hơn, nên ép củ sen cùng cà rốt để uống.

11. Điều hòa nhiệt độ cơ thể

Uống nước ép củ sen với cam để hạ sốt. Trà củ sen điều trị cảm lạnh hoặc ăn củ sen hầm thịt gà khi còn ấm là bài thuốc vừa ngon vừa hữu hiệu để chữa bệnh cảm lạnh, sốt.

Trà củ sen và một số món ăn bổ dưỡng từ củ sen

Bạn có thể chế biến củ sen theo nhiều cách khác nhau như chiên, hấp, luộc hoặc chế biến thành món salad thơm ngon cho bữa ăn gia đình. Bạn có thể tham khảo cách làm Trà củ sen bổ phổi trị ho và một số món ăn bổ dưỡng nấu với củ sen sau đây:

Trà củ sen

Củ sen là gì?

Trà củ sen làm mát huyết, bổ phổi, an thần. Tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu, đặc trị các bệnh ho cảm, viêm phế quản, ho suyễn, lao phổi, u phổi, ho cường tính. Trà củ sen có tác dụng tuyệt vời dành cho các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là trị ho. Trà củ sen lành tính, đặc biệt phù hợp dùng chữa bệnh cho trẻ em, người già.

Nguyên liệu chuẩn bị

– 1 củ sen tươi – 1 muỗng cà phê đường cát trắng – 1 chút muối – Dụng cụ: nồi, ly, bàn nạo

Cách làm trà củ sen

Bước 1: Củ sen gọt vỏ, rửa sạch, mài nhuyễn, sau đó dùng một tấm vải mềm, mỏng sạch rồi vắt lấy nước 

Bước 2: Thêm nước lọc với tỷ lệ 1:1 vào phần nước củ sen vừa vắt 

Bước 3: Cho phần nước củ sen vừa pha lên bếp đun nhỏ lửa cho sôi vừa phải khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp. Lúc trà của sen còn nóng, bạn cho thêm đường và muối vào khuấy đều. Cách làm trà củ sen không hề khó, bạn có thể xem qua và nhanh chóng ghi nhớ để có thể làm ngay bất cứ lúc nào mà không mất thời gian xem lại công thức. Chúc bạn sẽ có những phút giây thư giãn bên cạnh ly trà củ sen hấp dẫn.

Canh củ sen nấu sườn non

Củ sen là gì?
Canh củ sen nấu sườn non

Đây là một trong những món canh dưỡng sinh quan trọng trong mùa thu.

Nguyên liệu:

4 lạng sườn non, 1 củ sen, 1 củ cà rốt, vài lát gừng tươi, hành lá và gia vị vừa đủ.

Cách làm:

Sườn trần qua nước sôi 3 phút rồi xả sạch, sau đó cho vào nồi đổ nước, thêm vài lát gừng tươi và chút muối ninh mềm. Cà rốt, củ sen nạo vỏ, rửa sạch sắt miếng vừa ăn. Sau khi sườn mềm, cho củ sen và cà rốt vào ninh cùng cho chín mềm, nêm nếm gia vị vừa miệng thêm hành lá là múc ra ăn nóng.

Canh củ sen với móng giò, hạt sen

Củ sen là gì?
Canh củ sen với móng giò, hạt sen


Nguyên liệu: 1 chiếc móng giò làm sạch, 1 củ sen, 1 ít hạt sen, hành lá, gia vị.

Cách làm: Hạt sen ngâm vào nước cho mềm nấu nhanh chín, móng giò trần nước sôi vớt ra bóp muối rửa sạch để loại bỏ mùi hôi, cho vào nồi chế nước và gia vị cùng hạt sen ninh mềm. Củ sen lột vỏ, rửa sạch cắt miếng vừa ăn. Sau khi móng giò đã mền cho củ sen vào nấu chín mềm, nêm nếm gia vị vừa miệng rắc thêm hành lá múc ra ăn nóng. Món này đặc biệt tốt cho phụ nữ vừa sinh con.

Củ sen kẹp cá thác lác/tôm thịt chiên giòn

Chính giữa mùa, bạn có thể mua củ sen, chế biến với cá thác lác thành món ăn vừa lạ vừa quen.

Nguyên liệu:

– Củ sen: 1-2 củ
– Cá thác lác (hoặc tôm thịt): 200 gr
– Bột chiên giòn

Củ sen là gì?
Củ sen kẹp cá thác lác chiên giòn

Cách làm:

– Củ sen chọn củ to tròn tạo hình sẽ đẹp và ngon hơn.

– Củ sen bỏ vỏ cắt khoanh vừa, ngâm ngay vào nước có muối và ít cốt chanh hoặc giấm, làm vậy củ sen không bị thâm đen. Làm lần lượt cho đến hết. Rửa lại để ráo.

– Cá thác lác nạo sẵn, cho ít đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay, hành củ băm và hành lá cắt nhỏ, thêm vài lát củ sen băm nhỏ trộn cùng. (Bạn cũng có thể thay cá thác lác bằng tôm thịt xay nhuyễn với cách ướp tương tự). Cho củ sen vào để khi ăn tăng vị thơm ngon và phần nhân có độ dai và giòn nhẹ. Trộn đều hỗn hợp.

– Lấy một lát củ sen cho ít cá (hoặc tôm thịt) vào giữa, lấy một lát sen khác kẹp lại. Làm lần lượt cho đến hết. Lăn qua bột khô rồi đem chiên với dầu nóng. Chiên lửa vừa khi vàng đều là được, lấy ra để ráo dầu.

– Củ sen kẹp cá thác lác/tôm thịtchiên giòn mình chấm cùng tương ớt hoặc sốt mayonnaise.

Những lưu ý khi sử dụng củ sen

– Người bị tiểu đường không nên sử dụng củ sen quá nhiều và thường xuyên. Nguyên nhân là trong thực phẩm này có đến 70% là tinh bột.

– Người mắc các bệnh dạ dày, đại tràng không nên ăn nhiều củ sen để tránh chướng bụng, khó tiêu

– Với đặc điểm là một loại cây thủy sinh, sống trong bùn lầy, củ sen rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng, đặc biệt là trùng lát gừng. Khi bị nhiễm trùng lát gừng, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ vùng bụng trên, tiêu hóa không tốt, đi ngoài nhiều, phân có mùi lạ, thiếu máu, mệt mỏi, sưng phù. Do vây bạn không nên ăn sống củ sen mà nên nấu chín trước khi ăn

Qua bài viết trên, bạn hẳn đã biết củ sen là gì và củ sen thật sự mang đến những tác dụng tích cực cho sức khỏe con người như thế nào. Ngoài việc tận dụng củ sen làm thực phẩm chế biến thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình, bạn cũng có thể sử dụng củ sen để làm Trà củ sen như một bài thuốc giúp tăng cường sức khỏe, điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp

>>Xem thêm video: Cách rửa củ sen cực dễ ai cũng làm được 

Gửi nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng cuộc sống yên bình
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng
cuộc sống yên bình