Củ gừng: “Thần dược” nếu dùng đúng, “Thuốc độc” nếu dùng sai

Củ gừng có tác dụng và tác hại gì?

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, cũng là “thần dược” chữa trị nhiều bệnh. Song không phải ai cũng có thể sử dụng và nếu dùng không đúng cách, bạn có thể biến củ gừng thành ‘độc dược’.

>>Xem thêm: Uống nước sả có tốt không? 8 cách làm nước sả tươi bảo vệ sức khỏe

Ăn gừng có tốt không?

1. Tác dụng trị bệnh của củ gừng

Ngừa ung thư

Củ gừng được biết đến với tác dụng chống lại ung thư. Vì vậy bạn nên bổ sung thương xuyên gừng vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình dưới dạng trà gừng, viên nang hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.

Chống viêm

Củ gừng có tác dụng chống viêm. Trên thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm lại thường gây ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa. Trong khi đó, sử dụng gừng vừa có công dụng chống viêm, vừa ngăn ngừa vết loét hiệu quả.

Vì gừng chống viêm khá tốt, nên trong thành phần nhiều loại thuốc chống viêm khớp chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu còn cho thấy phần lớn những người tham gia sử dụng gừng trị viêm khớp đã giảm được cơn đau và sưng rõ rệt.

Giảm triệu chứng đau đầu

Củ gừng có tác dụng và tác hại gì?

Khi nhai một miếng gừng tươi trong khoảng 30 phút có thể giúp bạn giảm được chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Giảm nồng độ cholesterol

Củ gừng có tác dụng giảm cholesterol. Một nghiên cứu gần đã cho thấy bệnh nhân khi thường xuyên sử dụng gừng trong một thời gian có thể giảm thiểu rõ rệt nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Các chuyên gia y tế thường yêu cầu bệnh nhân bị tiểu đường uống trà gừng vào mỗi buổi sáng sớm vì điều này có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Chống lại stress

Tinh dầu gừng còn giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ được các trạng thái căng thẳng, bồn chồ, lo lắng và chóng mặt.

Chống say tàu xe, ốm nghén

Ăn một ít gừng tươi trước khi đi tàu, xe, máy bay… có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng say tàu xe. Điều này cũng có tác dụng tương tự đối với các trường hợp muốn phòng ngừa nôn mửa do ốm nghén.

Chữa ngộ độc thực phẩm

Nhờ có tính sát trùng cao nên gừng có thể sử dụng trong chữa trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, gừng còn có thể dùng để điều trị nhiễm trùng đường ruột và bệnh kiết lỵ do vi khuẩn.

Chữa rối loạn dạ dày

Củ gừng có tác dụng và tác hại gì?

Củ gừng lẫn tinh dầu gừng thường được dùng trong những trường hợp bị rối loạn dạ dày. Gừng cũng là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, co giật, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được người ta sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng về dạ dày và gia tăng các cảm giác thèm ăn.

Giúp kiểm soát tim mạch

Nhiều bác sĩ Đông y tin rằng củ gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và giúp cho tim mạch trở nên khỏe hơn, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch má, đồng thời giảm bớt tỷ lệ đột quỵ do bệnh tim.

2. Nên tiêu thụ củ gừng bằng cách nào?

Sử dụng củ gừng tươi

Tiến sĩ Eddie Fatakhov, thuộc Alpharetta, Georgia (Mỹ) khuyến nghị cách tốt nhất để tiêu thụ gừng là sử dụng củ gừng tươi.

Hoạt chất có trong củ gừng tươi là gingero – thành phần chính mang đến đặc tính chống viêm vô cùng mạnh mẽ cho gừng. Nhưng khi nấu sôi lên, chất gingerol sẽ chuyển ngay thành Zingerone, và hoạt tính này sẽ giảm đi nhiều. Vì vậy, nên tiêu thụ gừng khi còn tươi và ở dạng bột hoặc giã nhuyễn là tốt nhất.

Pha với nước ấm, trà, nước chanh ấm

Tiến sĩ Eddie Fatakhov cũng khuyên nên giã nhuyễn hoặc cắt củ gừng thành từng lát mỏng pha với nước ấm để uống. Một số tín đồ của gừng cũng có sở thích uống gừng tươi pha với trà.

Củ gừng có tác dụng và tác hại gì?

Chỉ cần cho củ gừng cắt lát hoặc giã nhuyễn vào nước nóng và để cho gừng ra nước như pha trà. Khi uống gừng tươi ngâm trong nước nóng hoặc lạnh thì cũng đều có hiệu quả tương tự như khi dùng gừng làm gia vị để thêm vào thức ăn hoặc pha vào trong ly sinh tố.

Đặc biệt, bạn chắc chắn sẽ thấy được hiệu quả tuyệt vời khi thả một ít lát gừng tươi vào ly nước chanh ấm và uống hằng ngày vào mỗi buổi sáng.

Thêm vào sữa nghệ

Sữa nghệ là thức uống đang rất được ưa chuộng hiện nay dù chúng đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước và là thức uống truyền thống của nước Ấn Độ, dùng với mục đích chăm sóc sức khỏe.

Bác sĩ Fatakhov đã gợi ý thêm gừng vào sữa nghệ để cho ra một loại thức uống vô cùng bổ dưỡng gồm: sữa hạt lanh và một số loại gia vị như nghệ, quế, gừng, thảo quả và một ít tiêu đen. Thêm chút xíu vỏ vani, sô cô la đen và ít muối hồng Himalaya. Đun tất cả các thành phần nói trên, vặn lửa nhỏ trong 10 phút và không đun sôi. Lọc rồi thêm một chút mật ong nếu thích, theo Health Notes.

Thêm vào súp

Gừng cũng rất phù hợp với các món súp rau củ xay nhuyễn như là súp cà rốt.

3. Uống nước gừng đúng cách qua một số bài thuốc hiệu quả

Bài thuốc trị đau lưng và đau vai

Khi bạn bị đau lưng hoặc đau vai, nên sử dụng nước gừng nóng và cho thêm chút muối cùng dấm ăn. Dùng khăn thấm thật đều hỗn hợp này lên chỗ bị đau trong nhiều lần. Cách này sẽ giúp cơ bắp thoải mái, khí huyết lưu thông, giúp giảm đau rất hiệu quả.

Bài thuốc trị lở loét miệng

Dùng nước gừng nóng để súc miệng thay trà, mỗi ngày 2-3 lần. Thông thường chỉ cần 6 – 9 lần là hết ngay lở loét.

Bài thuốc trị đau răng do viêm nha chu gây ra

Dùng nước gừng nóng súc miệng thay nước trà, mỗi sáng và tối. Hoặc có thể cắn ngay miếng gừng tại chỗ đau răng là có thể giảm được cơn đau.

Bài thuốc trị đau nửa đầu

Khi bạn bị đau nửa đầu, có thể sử dụng ngay nước gừng nóng để ngâm cả hai tay trong khoảng 15 phút. Cảm giác đau đầu sẽ giảm nhẹ hoặc hết hẳn.

Củ gừng có tác dụng và tác hại gì?

Bài thuốc giải rượu

Dùng nước gừng nóng cùng một lượng mật ong thích hợp sẽ giúp giảm bớt hoặc loại bỏ ngay cơn say rượu.

Bài thuốc trị gàu

Trước tiên, hãy dùng củ gừng tươi chà rửa tóc một lượt, sau đó sử dụng nước gừng nóng để gội đầu, sẽ giúp bạn ngăn ngừa và trị sạch gàu.

Bài thuốc trị bệnh giun sán

Trước khi đi ngủ, hãy dùng nước gừng nóng rửa thật sạch vùng bụng, sau đó uống 1 -2 ly nước gừng nóng. Cứ duy trì cách làm này trong khoảng 10 ngày là trị khỏi giun sán.

Bài thuốc chữa hôi chân

Ngâm chân trong nước gừng nóng cùng chút muối và giấm trong khoảng 15 phút rồi lau khô. Sau đó xoa thêm một chút phấn hoạt thạch, mùi hôi chân sẽ hoàn toàn biến mất.

Những lưu ý khi dùng để gừng không gây hại cho sức khỏe

1. Ai không nên ăn gừng?

Người bị say nắng

Củ gừng tính nhiệt nên rất thích hợp khi dùng cho người bị phong hàn, cảm mạo, vị hàn phát nhiệt do dầm mưa… Chống chỉ định sử dụng gừng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt. Những trường hợp bị say nắng, say nóng thì tuyệt đối không được sử dụng gừng.

Người bị huyết áp cao, bệnh tim

Người có huyết áp thấp, khi tụt huyết áp thì sẽ rất tốt nếu uống nước gừng. Nhưng đối vớ những người bị huyết áp cao thì không được uống nước gừng dù với bất cứ lý do gì, nhất là uống nước gừng vào đúng ngay thời điểm huyết áp tăng. Khi đó, nước gừng sẽ như một chất kích thích làm cho tình trạng này nặng hơn, từ đó có thể dẫn đến vỡ động mạch và xảy ra tai biến.

Người đang sử dụng thuốc

Củ gừng có tác dụng và tác hại gì?

Gừng có thể khá phù hợp và tương tác được với một số loại thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã dùng thuốc, nếu muốn dùng thêm gừng thì nhớ tham khảo ý kiến từ bác sỹ. Tốt nhất không nên kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động cơ tim và phòng chống loạn nhịp tim.

2. Gừng kỵ với thực phẩm nào?

Gừng kỵ với thịt chó

Thịt chó có lượng dinh dưỡng phong phú và là loại thức ăn đại nóng. Trong khi đó, gừng cũng là món cay, khi ăn chung hai thứ lại chắc chắn sẽ động hỏa, không hề tốt cho sức khỏe.

Gừng kỵ với thịt thỏ

Thịt thỏ có khí vị cay, tính bình, không độc, có công hiệu an trung ích khí, giúp giải nhiệt ngừng khá và kiện tỳ dưỡng vị. Khi ăn chung thịt thỏ với gừng sẽ phá hoại những chất dinh dưỡng có trong thịt thỏ.

Gừng kỵ với vang trắng

Gừng có tính nóng, vang trắng lại có tính cay ấm. Hai thứ này đều có tính kích thích, khi dùng chung sẽ làm tổn thương cho đường tiêu hóa, do vậy không nên dùng chung.

Gừng kỵ với thịt ngựa

Tuy thịt ngựa có lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng nếu đem ăn chung với gừng sẽ gây ra bệnh tị, ho, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

3. Một số lưu ý khác

Không gọt vỏ

Gừng chỉ phát huy đầy đủ dược tính của nó khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt bỏ vỏ gừng trước khi dùng sẽ khiến gia vị này không thể phát huy hết tác dụng. Do vậy, bạn chỉ cần rửa sạch củ gừng là sử dụng được ngay.

Không ăn nhiều gừng

Gừng có thuộc tính nhiệt nên ăn nhiều dễ gây khô miệng, khát nước, thậm chí phát nhiệt trong người.

Không ăn gừng bị dập

Gừng tươi bị dập sẽ dễ sản sinh ra một loại chất độc cực kỳ mạnh, có thể làm biến tính, hoại tử ngay tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan và ung thư thực quản.

Nên uống nước gừng buổi sáng, không dùng gừng buổi tối

Người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang bằng ăn thạch tín. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn tuyệt đối không ăn gừng vào buổi tối.

Lý do là củ gừng giúp tăng cường và thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, kích thích việc tiết dịch dạ dày, gây hưng phấn ruột – dạ dày, thúc đẩy cho hoạt động tiêu hóa, ngoài ra là công dụng kháng khuẩn.

Vào buổi sáng, lượng khí trong dạ dày rất nhiều, khi ăn thêm một chút gừng vào sẽ giúp kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người bị thu lại, âm khí sẽ thịnh phát. Lúc này ăn củ gừng chắc chắn sẽ vi phạm qui luật sinh lí.

>>Xem thêm video: Gừng Ngâm Mật Ong cách làm cách sử dụng công dụng thực sự của gừng ngâm mật ong.

Gửi nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng cuộc sống yên bình
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng
cuộc sống yên bình