Với nguồn gốc từ Ấn Độ, cây sả hiện nay đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người, đặc biệt là những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại, như uống nước sả giảm cân, uống nước gừng chanh sả mật ong phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp trong mùa dịch,…
Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn nếu dùng uống nước sả hằng ngày thì có tốt không? Cách làm nước sả tươi như thể nào để bảo vệ sức khỏe? Cùng Vườn Nhiên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>Xem thêm: Củ gừng: “Thần dược” nếu dùng đúng, “Thuốc độc” nếu dùng sai
Uống nước sả có tác dụng gì?
Sở dĩ, nước sả có được sự quan tâm, tin dùng của phần lớn mọi người bởi nó có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe:
- Giảm tình trạng căng thẳng, stress và giúp đầu óc thư thái hơn nhiều so với việc uống một ly trà xanh thông thường.
- Làm giảm Cholesterol trong cơ thể một cách hiệu quả và nhanh chóng
- Được xem như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên.
- Chữa khỏi một số bệnh và triệu chứn thường gặp như chóng mặt, đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn,…
- Giúp tăng cường sự trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân thành công. Đó là nhờ sả có khả năng đốt cháy mỡ thừa, cắt giảm calo trong món ăn thức uống. Tuy nhiên, uống mỗi nước sả thôi thì chưa đủ để giảm cân! Cần kết hợp thêm cùng với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao lành mạnh.
- Nếu bạn đang gặp phải tình trạng huyết áp cao, các chuyên gia sẽ khuyên bạn nên uống một ly nước sả làm giảm huyết áp. Vì sả chứa tinh chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu và tốt cho những người mắc các bệnh liên quan đến huyết áp.
- Giúp cải thiện hệ miễn dịch một cách hiệu quả, bởi lẽ trong nước sả chứa khá nhiều vitamin C, vitamin A và nhiều khoáng chất giúp chống lại các loại bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, ho,…
- Uống nước sả còn giúp “đánh bay” những cơn đau họng không mong muốn, đồng thời làm dịu nhẹ những kích ứng từ niêm mạc họng. Đó là nhờ trong nước sả chứa rất nhiều những thành phần ức chế sự hình thành, phát triển và hoạt động của vi khuẩn, nhất là những vi khuẩn gây hại trực tiếp cho răng miệng.
Uống nước sả tốt là vậy, nhưng uống nước sả hằng ngày có tốt không? Câu trả lời là: bạn có thể uống nước sả đều đặn mỗi ngày nhưng chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định, không nên để việc này kéo dài quá lâu, sẽ gây ra tình trạng hao khí hoặc nóng trong người.
Cách làm nước sả tươi uống hiệu quả, đảm bảo
Vườn Nhiên xin giới thiệu cùng bạn một số cách nấu nước sả hiệu quả và an toàn nhất!
1. Nước gừng chanh sả mật ong
Nguyên liệu nước gừng chanh sả mật ong
- Sả (05 cây)
- Một ít mật ong rừng
- Gừng (01 nhánh)
- Nước (khoảng 03 lít)
- Chanh (03 quả)
- Lá dứa (02-03 lá)
Cách nấu nước gừng chanh sả mật ong
- Bước 01: Rửa sạch nguyên liệu trước khi đem chế biến
- Bước 02: Cho gừng, sả, lá dứa vào nồi nước và đun đến khi nước sôi, sau đó bỏ thêm chanh vào đun tiếp trong khoảng 20 phút
- Bước 03: Chờ cho nước nguội một chút rồi cho một ít mật ong vào và khuấy nhẹ nhàng.
- Bước 04: Thưởng thức ly nước gừng chanh sả mật ong
Tác dụng của nước gừng chanh sả mật ong:
- Giúp nâng cao sức đề khán, tăng cường hệ miễn dịch.
- Giải khát và thanh lọc cơ thể, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa
- Ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, điều trị ho, cảm cúm, đau bao tử… đặc biệt là ngăn ngừa ung thư. Có thể dễ hiểu được điều này bởi trong thành phần của cây sả có chứa một loại chất oxy hóa với tên gọi beta-carotene.
- Nước chanh sả mật ong là loại nước “cứu tinh” cho chị em phụ nữ nhờ khả năng hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Chị em không cần phải nhịn ăn lẫn uống thuốc mà chỉ cần sử dụng loại hỗn hợp này cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục thường xuyên là đủ!
- Điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt
- Giúp cho làn da bạn trở nên chắc khỏe, sáng mịn
- Nước gừng chanh sả mật ong còn giúp chống sốt rét, điều trị nấm, giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress và thay bằng một tâm trạng thoải mái hơn nhiều
2. Nước sả tắc
Nguyên liệu nấu nước sả tắc
- 03 nhánh sả tươi
- 01 quả tắc
- 01 lít nước
- 01 ít đường thốt nốt hoặc đường vàng.
Cách nấu nước sả tắc:
- Bước 01: Rửa sạch các nguyên liệu trên
- Bước 02: Đập dập sả, cắt khúc 5 cm, thái lát mỏng từng miếng
- Bước 03: Cho nước và đường vào nồi nấu cho đến khi đường và nước hòa quyện vào nhau và sôi lên thì cho sả vào nấu khoảng 5 phút là có thể tắt bếp
- Bước 04: Để nguội, cho vào ly thêm một chút nước cốt tắc, vài lát tắc, bạn nào thích uống lạnh thì cho đá và thưởng thức.
Tác dụng của nước sả tắc
- Nước sả tắc giúp ngăn ngừa các rối loạn chức năng của tế bào phía trong động mạch vành, chống lại quá trình oxy hóa cũng như lão hóa một cách hiệu quả
- Nước sả tắc giúp chữa trị nhiễm trùng răng miệng và bệnh sâu răng một cách nhanh chóng nhờ đặc tính kháng khuẩn vô cùng mạnh.
- Nhờ khả năng chống viêm mà nước sả tắc còn giúp phòng ngừa một số bệnh về nhiễm trùng máu, bệnh tim, đột quỵ, giảm nguy cơ gây ung thư.
- Nước sả tắc còn được biết đến như một loại thuốc lợi tiểu rất an toàn nữa. Nước sả tắc thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa cùng muối Natri.
- Nước sả tắc hỗ trợ giảm cân và rất có lợi cho những người bị tăng huyết áp
- Nước sả tắc giúp giảm những triệu chứng rối loạn tâm sinh lý hay tình trạng nóng trong người, đầy hơi, ,… trước kỳ kinh nguyệt.
3. Nước sả lá dứa
Nguyên liệu nước sả lá dứa
- 04 cây sả
- 04 lá dứa
- 01 quả Chanh
- 100 gam đường
- Trà lipton
- Nước
Cách nấu nước sả lá dứa
- Bước 01: Rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu
- Bước 02: Đập dập sả, sau đó cắt lá dứa thành các miếng nhỏ rồi vắt chanh lấy nước cốt
- Bước 03: Cho đường, sả vào 200 ml nước rồi đun sôi. Nhớ khuấy đều cho đường tan ra.
- Bước 04: Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và ủ thêm trong khoảng 5 phút rồi lọc bỏ phần sả đã nấu để có siro sả
- Bước 05: Tiếp theo cho lá dừa vào nồi gồm đường và 200 ml nước để đun cho đến khi hỗn hợp siro này sôi và sệt lại thì tắt bếp, lọc bỏ phần lá dứa.
- Bước 06: Bỏ phần trà lipton vào 250 ml nước sôi và để khoảng 10 phút
- Bước 07: Lắc đều hỗn hợp bên trong cốc và thưởng thức (có thể bỏ đá vào để uống lạnh sẽ ngon hơn)
Tác dụng của nước sả lá dứa
- Nước sả lá dứa chữa được chứng chuột rút và tình trạng co thắt đường tiêu hóa
- Giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu, phòng ngừa bệnh trầm cảm, stress, mệt mỏi,… sau ngày làm việc.
- Nước sả lá dứa hạn chế sự hấp thu và kiểm soát được lượng cholesterol trong cơ thể. Từ đó giúp giảm cân dễ và thuận lợi hơn, đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám trên thành động mạch.
- Nước sả lá dứa còn có công dụng điều trị một số loại bệnh về khớp, gout hay viêm khớp,… Đặc biệt là giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
- Giúp giải khát và thanh lọc cơ thể, loại bỏ tối đa mùi hôi từ miệng, giúp làn da mịn màng, trắng sáng…
4. Nước uống sả gừng
Nguyên liệu nước uống sả gừng
- Gừng
- Sả
- 1,5 lít nước
- Đường cát
Cách nấu nước sả gừng
Bước 01: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, đem gừng thái lát mỏng
Bước 02: Ngọn sả cắt sả thành từng miếng lớn, củ sả đập dập
Bước 03: Cho sả, gừng vào nồi nước và đun sôi lên.
Bước 04: Khi nước sôi vài lần, bớt lửa và cho đường cát vào khuấy thật. đều.
Bước 05: Chờ cho nước sôi thêm vài lần nữa rồi tắt bếp, thưởng thức khi còn nóng hay để lạnh đều được.
Tác dụng nước uống sả gừng
- Uống sau khi ăn giúp tiêu hóa tốt, giảm các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón
- Giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn
- Phòng ngừa tiểu đường, đau họng, ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, đau bụng và giải độc,… hiệu quả
- Hỗ trợ giảm cân cực kỳ tốt và an toàn
- Giúp lưu thông khí huyết, thanh lọc cơ thể hiệu quả.
- Điều hòa kinh nguyệt cho chị em.
5. Nước sả quế
Nguyên liệu nước sả quế
Cách nấu nước sả quế
Bước 01: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên và cho gừng, quế, sả vào nồi nước rồi đun sôi.
Bước 02: Khi nước sôi lên thì tắt bếp, để nguội hơn rồi cho hạt dẻ vào
Bước 03: Lọc lấy nước và gạn phần cái
Bước 04: Để nguội rồi vắt chanh vào cốc, sau đó thưởng thức
Tác dụng của nước sả quế
- Giúp cơ thể thon gọn, thậm chí còn giảm cân “chóng mặt” nhờ khả năng tiêu hao mỡ thừa.
- Giúp cho da dẻ săn chắc, khỏe khoắn hơn
- Giải khát và thanh lọc cơ thể
- Ngăn ngừa một số bệnh
- Giảm stress, lo lắng, căng thẳng,…
6. Nước sả tắc hạt chia
Nguyên liệu nước sả tắc hạt chia
- 05 cây sả
- 03 quả chanh
- Hạt chia
- 200gr đường
- Nước
Cách nấu nước sả tắc hạt chia
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu rồi cắt khúc sả, đập dập; tắc vắt lấy nước cốt
Bước 2: Cho sả vào nồi nước, đun cho đến khi sôi thì bớt lửa, để trên bếp khoảng 15 phút cho nguội bớt.
Bước 3: Cho nước cốt chanh và hạt chia vào hỗn hợp nước sả trên rồi khuấy lên, để một lát cho hạt chia nở đều và thưởng thức.
Tác dụng nước sả tắc hạt chia
- Giúp giải độc, cân bằng độ pH trong cơ thể và giảm tình trạng kháng isullin.
- Chống lại quá trình oxy hóa bên trong cơ thể.
- Tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Giải khát, thanh lọc cơ thể, mang đến cảm giác sảng khoái, đầy năng lượng.
- Cung cấp một lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào cho cơ thể như canxi, sắt, magie, chất xơ và axit béo Omega 3 protein
- Tốt cho hệ thống tim mạch và hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ
7. Nước sả nha đam
Nguyên liệu nước sả nha đam
- 04 củ sả
- 600gr nha đam tươi
- 120gr đường phèn
Cách nấu nước sả nha đam
Bước 01: Rửa sạch nguyên liệu, nha đam gọt vỏ, xắt miếng vuông vừa ăn và ngâm nước khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh rồi để ráo.
Bước 02: Sả cắt khúc rồi cho vào nồi nước để đun sôi (có thể cho thêm đường tùy theo sở thích và khẩu vị)
Bước 03: Đun nước sả trong khoảng nửa tiếng rồi vớt sả ra
Bước 04: Cho nha đam vào đun trong nồi thêm khoảng 10 phút
Bước 05: Chờ nguội và thưởng thức, cho thêm đá sẽ cảm nhận được độ ngon hơn của nước sả nha đam
Tác dụng nước sả nha đam
- Giúp làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa
- Giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường năng lượng (đặc biệt là trong những ngày hè oi ả, nóng bức)
- Chữa trị một số bệnh và giúp phòng ngừa ung thư
8. Nước sả đường phèn
Nguyên liệu nước sả đường phèn :
- 05 củ sả
- Chanh
- Đường phèn
- Gừng
Cách nấu nước sả đường phèn :
Bước 01: Rửa sạch nguyên liệu; cắt sả thành từng khúc nhỏ, đập dập, bỏ phần ngọn; gừng thái lát
Bước 02: Bỏ đường phèn vào nồi nước rồi nấu sôi lên
Bước 03: Cho thêm sả và gừng vào và đun tiếp trong khoảng 20 phút, khuấy đều
Bước 04: Để nguội bớt rồi vắt thêm chanh vào và cùng thưởng thức
Tác dụng nước sả đường phèn
- Giúp thanh lọc cơ thể và làm đẹp cho da
- Cải thiện hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, kiểm soát đường trong máu
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể
- Bổ sung vitamin lẫn khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.
- Đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm cân nhanh chóng mà không để lại những tác dụng phụ như các loại thuốc giảm cân.
Một số câu hỏi về nước sả
Uống nước sả có nóng không?
Sả mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể nếu bạn biết sử dụng đúng cách, uống điều độ… Nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng nóng trong, ảnh hưởng đến dạ dày. Khi nấu nước sả, bạn nên kết hợp với chanh, tắc để điều hòa lại tính nóng của sả.
Tắm nước lá sả có tốt không?
Sách xưa gọi sả là xương mao và nhận định: xương mao có vị cay, tính ấm, giúp thông khí khỏi nôn, tiêu đờm, tốt cho tiêu hóa, lợi tiểu, sát trùng, giảm đau, trừ phong, trấn kinh. Cũng theo dân gian, nấu nước lá sả để tắm hằng ngày là cực kỳ tốt, giúp trị chứng mụn mọc, lở ngứa ở người lớn lẫn trẻ em.
Có bầu uống nước sả được không?
Các mẹ bầu có thể uống được nước sả vì những lợi ích mà loại nước uống này đem lại. Song bạn không nên dùng thường xuyên và quá nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng.
>>Xem thêm video: Cách giữ sả lâu tiết kiệm thời gian trong bếp