Quế không chỉ là một loại gia vị rất thơm được sử dụng ở nhiều món ăn mà còn được đánh giá cao về khả năng chữa bệnh trong hàng ngàn năm. Và cũng thật thiếu sót nếu không nhắc đến quế khi bàn về vấn đề làm đẹp của chị em.
Hãy cùng Vườn Nhiên tìm hiểu những lợi ích của quế qua bài viết dưới đây nhé!
>>Xem thêm: Củ gừng: “Thần dược” nếu dùng đúng, “Thuốc độc” nếu dùng sai
Quế là gì?
Nguồn gốc của quế
Quế là loại gia vị lấy từ cành cây thuộc họ Cinnamomum. Quế có nguồn gốc từ nước Caribê, khu vực Nam Mỹ và Đông Nam Á.
Người ta sử dụng quế từ rất lâu, khoảng năm 2000 trước Công nguyên tại Ai Cập cổ đại, nơi người dân vô cùng coi trọng nó. Thời trung cổ, bác sĩ sử dụng quế để điều trị những bệnh viêm họng, ho, viêm khớp. Ở Mỹ và các nước Châu Âu, gia vị quế phổ biến ở vị trí thứ hai, sau tiêu đen.
Bộ phận dùng
Người ta hay bóc vỏ quế (còn gọi là nhục quế) để làm thuốc hoặc gia vị. Ngoài ra, trong đời sống hằng ngày, tinh dầu quế cũng thường được dùng nhờ rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Việc bóc vỏ quế hay được tiến hành vào tháng 4, tháng 5 và tháng 9, tháng 10. Đây là thời gian cây có nhiều nhựa, dễ dàng bóc vỏ, không ị sót lòng (nếu bóc vỏ quế sót lòng thì sẽ bị xem là kém giá trị). Loại dược liệu này cũng được nghiền nát thành bột hoặc ngâm rượu, làm siro để dùng.
Giá trị dinh dưỡng của quế
Quế có vị ngọt, cay cùng mùi thơm đặc trưng, đồng thời còn là nguồn cung cấp những khoáng chất như: sắt, kẽm, kali, canxi, mangan và magiê. Nó chứa một lượng lớn vitamin A, axit pantothenic, niacin và pyridoxine. Quế còn chứa các chất xơ, chất chống oxy hóa.
Phân loại quế
Có 2 loại quế chính:
- Quế Ceylon (còn gọi là quế quan): Loại này được xem là quế “thật”
- Quế cassia (còn gọi là quế đơn): Đây là loại phổ biến hơn và ngày nay được bán rộng khắp.
Quế quan có hình dạng giống với quế đơn nhưng có nhiều lớp phía trong, đồng thời đắt đỏ và quý hiếm hơn quế đơn.
Cách sử dụng vỏ quế
Chúng ta có thể dùng gia vị quế cho các món ngọt lẫn mặn. Mùi thơm đặc biệt của vỏ quế là kết quả từ chất cinnamaldehyde có trong nó. Cùng tham khảo một số cách để bổ sung gia vị quế vào chế độ ăn uống bạn nhé:
– Rắc một ít bột quế lên bột yến mạch như là cách để thay thế cho đường.
– Thêm quế vào bánh mì, bánh quy, bánh ngọt và sốt táo.
– Cho bánh quế và táo lên trên để thưởng thức những món ăn ít đường.
– Đơn giản nhất là hãm ít vỏ quế với nước sôi để làm trà uống.
Lợi ích của quế đối trong chữa bệnh và làm đẹp
1. Lợi ích chống oxy hóa
Vỏ quế có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, ví dụ như polyphenol. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn hại do oxy hóa gây ra từ các gốc tự do. Trong một nghiên cứu nhằm so sánh khả năng chống oxy hóa giữa 26 loại gia vị khác nhau, gia vị quế đã đứng ở vị trí đầu bảng, thậm chí vượt qua cả tỏi và oregano. Trên thực tế, vỏ quế giúp chống oxy hóa mạnh đến mức có thể được dùng như một chất bảo quản tự nhiên.
2. Lợi ích chống viêm
Viêm là một hiện tượng cơ thể bạn chống nhiễm khuẩn và chống tổn thương mô. Tuy nhiên, viêm có thể trở thành một vấn đề khi nó đến giai đoạn mạn tính và ngược lại làm tổn thương các mô trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy rằng chất chống oxy hóa của quế có đặc tính kháng viêm mạnh.
3. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim
Quế làm giảm lượng cholesterol không tốt (LDL) và triglycerides (một loại chất béo chiếm 95% trong chế độ ăn hàng ngày của một người bình thường), trong khi đó hàm lượng cholesterol “tốt” (HDL) vẫn giữ nguyên.
Thời gian gần đây, một nghiên cứu mới đã cho thấy chỉ cần sử dụng 120mg vỏ quế mỗi ngày, một người có sức khỏe bình thường đã có thể có được những tác dụng này, thậm chí còn giúp làm gia tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL). Trong những nghiên cứu trên cơ thể động vật, vỏ quế được chứng minh là làm hạ huyết áp. Kết hợp những yếu tố này, quế có khả năng giảm đáng kể những nguy cơ mắc bệnh tim.
4. Giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin
Insulin là một trong những hormon chính giúp điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể và sử dụng năng lượng. Nó cũng cực kỳ cần thiết trong quá trình vận chuyển lượng đường trong máu đến khắp các tế bào của cơ thể.
Tuy vậy, vẫn có nhiều người mắc triệu chứng chống lại các tác dụng của insulin. Đây được gọi là kháng insulin, một dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng như bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa. Vỏ quế có thể làm giảm thiểu đáng kể tình trạng kháng insulin, giúp loại hoóc-môn quan trọng này thực hiện được chức năng của mình. Bằng cách gia tăng độ nhạy insulin, vỏ quế có thể giảm được lượng đường trong máu.
5. Có lợi cho bệnh nhân thoái hóa thần kinh
Những bệnh thoái hóa thần kinh là hiện tượng mất đi dần chức năng hoặc cấu trúc của các tế bào não. Trong đó, Alzheimer và Parkinson là hai loại bệnh phổ biến nhất. Một nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc bang Texas, Mỹ đã cho thấy hai hợp chất có trong vỏ quế có vẻ như chống lại được sự tích tụ của một protein trong não – một trong những điều gây ra căn bệnh Alzheimer.
Trong một thí nghiệm trên loài chuột mắc bệnh Parkinson, quế có thể giúp bảo vệ tế bào thần kinh, khiến mức độ dẫn truyền thần kinh cùng chức năng vận động được cải thiện. Tuy vậy, hiện tượng này cần được nghiên cứu thêm ở người.
6. Giúp chống nhiễm khuẩn và nấm
Cinnamaldehyde là một trong những thành phần chính của vỏ quế giúp chống lại các loại nhiễm khuẩn khác nhau. Dầu quế được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp do nấm gây ra. Nó cũng có thể ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn listeria và salmonella. Những tác dụng kháng khuẩn của quế cũng giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng và giảm mùi hôi từ hơi thở.
7. Phòng ngừa ung thư
Ung thư là một bệnh nghiêm trọng, xảy ra khi cơ thể không kiểm soát được sự phát triển tế bào. Một nghiên cứu vào năm 2015 ở Trường Đại học Arizona (Mỹ) đã nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm và chứng minh được chất chiết xuất từ vỏ quế có thể bảo vệ cơ thể trước bệnh ung thư.
Một nghiên cứu trên những con chuột bị ung thư đại tràng đã cho thấy quế kích hoạt được các enzym giải độc có trong đại tràng, từ đó chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, các thí nghiệm trên ống nghiệm cũng cho thấy quế có thể kích hoạt phản ứng chống oxy hóa bảo vệ trong các tế bào đại tràng ở người.
8. Trị mụn, làm đẹp
Sẽ vô cùng thiếu sót nếu không nhắc đến tác dụng của vỏ quế trong công cuộc làm đẹp.
Bột quế có khả năng giúp giảm mụn. Bạn chỉ cần một chút mật ong hòa cùng bột quế rồi đặt lên chỗ có mụn từ 15-20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Cứ làm vậy trong nhiều lần, tình trạng mụn chắc chắn sẽ được cải thiện.
Khi môi bị khô, hãy thoa lên môi ướt một ít bột quế, mat-xa trong vài phút rồi rửa lại với nước sạch, môi sẽ trở nên mềm mịn thấy rõ
Dùng quế cho mái tóc mượt hơn thì cần sự chăm sóc cầu kỳ hơn một chú. Bạn trộn đều hỗn hợp mật ong, nước, dầu ô-liu và bột quế và ủ lên tóc trong 4 – 5 giờ, thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ cảm nhận được mái tóc bóng mượt, khỏe khoắn hơn hẳn.
Quế có tác dụng phụ gì không?
Trong một thời gian ngắn, nếu tiêu thụ một lượng quế vừa phải như khi dùng gia vị hoặc như chất bổ sung được xem là an toàn với hầu hết mọi người.
Tuy nhiên, vỏ quế lại chứa nhiều coumari. Đây là hương liệu tự nhiên có khả năng tạo ra warfarin, vốn là loại thuốc làm loãng máu vô cùng phổ biến. Khi tiêu thụ quá nhiều coumarin, bạn có thể chịu những tổn thương về gan và ảnh hưởng xấu đến sự đông máu. Do đó, trước khi thêm gia vị quế vào chế độ ăn, bạn nên trao đổi với bác, nhất là trong các trường hợp:
– Đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc các loại thuốc khác.
– Bị bệnh tiểu đường
– Mắc các bệnh về gan
Lưu ý: Bột quế Cassia chứa nhiều chất coumarin hơn so với bột quế Ceylon.
Đăc biệt, không nên sử dụng quế với bất kỳ hình thức nào để thay thế hoàn toàn cho những phương pháp điều trị y tế khi bị bệnh.
>>Xem thêm video: Uống Nước Quế không ngờ có nhiều lợi ích đến vậy