7 lợi ích của khoai tây và bí quyết bảo quản trong nhiều tháng

Bạn có biết lợi ích của khoai tây?

Khoai tây là một thực phẩm phổ biến khắp nơi trên thế giới với những tác dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe có thể khiến bạn bất ngờ. Cùng Vườn Nhiên tìm hiểu lợi ích của khoai tây và bí quyết bảo quản khoai tây trong thời gian dài mà vẫn giữ được nhiều nhất giá trị dinh dưỡng của loại củ này nhé!

>>Xem thêm: Ăn khoai lang có tác dụng gì? Bạn đã biết ăn khoai lang đúng cách?

Lợi ích của khoai tây

Giảm viêm

Với tính chất kiềm và kháng viêm, củ khoai tây giúp làm dịu loét dạ dày và tá tràng, cũng như làm giảm nồng độ a xít trong dạ dày. Loại thực phẩm này cũng có tác giúp làm giảm viêm liên quan đến viêm khớp. Hãy thêm khoai tây vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn, nhưng hãy nhớ rằng ăn bất cứ thứ gì quá mức đều có hại cho cơ thể. Điều độ là chìa khóa của sức khỏe.

Giúp thúc đẩy tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao của khoai tây sẽ giúp hệ tiêu hóa “mượt mà” hơn. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và giúp thúc đẩy nhu động ruột. Khoai tây cũng có thể hỗ trợ bạn phục hồi nhanh chóng từ bệnh tiêu chảy, theo trang tin NDTV. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng rất giàu kali, một khoáng chất bị thất thoát rất nhiều trong quá trình tiêu chảy.

Thúc đẩy giấc ngủ

Tryptophan, vốn được tìm thấy trong tự nhiên, khoai tây là một thuốc an thần tự nhiên giúp đảm bảo giấc ngủ ngon. Ngoài ra, kali có ở trong khoai tây hoạt động như một chất làm giãn cơ, giúp đảm bảo thêm cho giấc ngủ của bạn và cho bạn cảm giác thư giãn nhiều hơn.

Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Bạn có biết lợi ích của khoai tây?

Theo một số nghiên cứu, nước ép khoai tây giúp giảm bớt các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt. Hàm lượng carbohydrate cao trong khoai tây giúp nâng cao mức độ tryptophan, thúc đẩy việc sản xuất serotonin trong cơ thể (serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc hay hormone vui vẻ). Sự gia tăng hiện diện của serotonin giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng, theo trang tin NDTV.

Tốt cho xương

Giàu canxi và phốt pho, khoai tây còn giúp cho xương chắc khỏe. Chưa hết, sự hiện diện của sắt, canxi, magiê, phốt pho và kẽm ở trong khoai tây cũng góp phần vào việc hỗ trợ cơ thể xây dựng và duy trì cấu trúc cũng như sức mạnh của xương. Kẽm và sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen vốn rất tốt cho xương khớp. Khoai tây có tất cả các thành phần này.

Lợi cho da

Khả năng của khoai tây trong việc hỗ trợ thúc đẩy sản xuất collagen cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Một miếng đắp mặt đơn giản bằng khoai tây giúp trị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác như đốm đen và trầy xước, theo trang tin NDTV.

Cải thiện sức khỏe não

Acid alpha lipoic, là một trong những loại enzyme có trong củ khoai tây có thể giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe nhận thức tổng thể. Các chuyên gia đã gắn kết acid này với những tác dụng có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Một số vitamin và khoáng chất có ở trong khoai tây tác động tích cực đến các chức năng của não (bao gồm kẽm, phốt pho và phức hợp B). Vitamin B6 đặc biệt quan trọng vì nó giúp hỗ trợ duy trì sức khỏe thần kinh, theo trang tin NDTV.

Những lưu ý khi ăn khoai tây

Bạn có biết lợi ích của khoai tây?

Ăn khoai tây tuy cũng sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cách ăn khoai tây đúng cũng như khi nào không nên ăn khoai tây.

Ăn khoai tây đúng cách

Khoai tây không có chứa cholesterol, nhưng cũng tùy thuộc vào cách nấu, bạn có thể vô tình “bổ sung” cholesterol vào khoai tây bằng cách chiên với dầu ăn. Cholesterol là loại chất béo cần thiết cho sự phát triển các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim…

Đôi khi, ăn khoai tây thực sự có thể gây tăng cân, đặc biệt nếu bạn chiên và ăn kèm với các thực phẩm giàu chất béo như phô mai.

Các món ngon từ khoai tây có thể trông hấp dẫn khó cưỡng nhưng nếu thuộc vào một số nhóm đối tượng bên dưới, bạn cần cân nhắc khi ăn nhiều khoai tây.

• Người mắc bệnh tiểu đường: Vì nhiều loại khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

• Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng không nên ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi.

• Người bị dị ứng khoai tây: Bạn nên thận trọng xem mình có bị dị ứng với khoai tây không. Trong một số trường hợp, việc ăn khoai tây có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu…

• Người đang ăn kiêng: Nếu bạn đang ăn kiêng với khoai tây, hàm lượng dinh dưỡng sẽ rất hạn chế. Cơ thể sẽ không hấp thụ được vitamin A, E, K hoặc canxi, selen vì khoai tây không chứa hoặc chứa rất ít các chất này.

Bí quyết để lưu trữ khoai tây trong nhiều tháng

So với các loại rau củ khác, khoai tây rất dễ bảo quản. Nếu biết bảo quản đúng cách, một củ khoai tây tốt vẫn thơm ngon trong cả tháng, dù chúng được mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc tự bạn trồng và thu hoạch.

Kỹ thuật bảo quản củ khoai tây

Bạn có biết lợi ích của khoai tây?

Sau khi mua hoặc thu hoạch khoai, bạn hãy dành vài phút để sàng lọc khoai. Hãy loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hoặc có bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn các củ thông thường và có thể làm hỏng các củ khoai bình thường khác.

Nên cất khoai tây ở nơi khô và tối (ví dụ dưới tầng hầm, gầm tủ bếp), tránh xa ánh sáng và độ ẩm – những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối.

Bạn cũng cần để khoai tây thông thoáng. Hầu hết các siêu thị đều đóng gói khoai tây trong các túi lưới, đó là cách bảo quản rất tốt, bạn đừng dại dột chuyển khoai tây sang một cái túi kín khác. Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi, và nên đặt một một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.

Nên giữ khoai tây trong nhiệt độ mát. Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản khoai tây là dưới 10 độ C (từ 6-10 độ C). Ở nhiệt độ này, khoai có thể tươi trong vài tháng nếu được bảo quản đúng cách. Ở nhiệt độ 10-15 độ C, được cất trong chỗ tối, khô và thoáng, khoai vẫn thơm ngon trong 2 tuần đến một tháng. Bạn lưu ý, tủ lạnh thường quá lạnh để lưu trữ khoai tây và có thể làm hỏng mùi vị và màu sắc của khoai (khiến tinh bột của khoai tây chuyển thành đường, khiến nó có vị quá ngọt và đổi màu đen sẫm khi nấu lên).

Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Các dấu hiệu của một củ khoai tây cần loại bỏ

Bạn có biết lợi ích của khoai tây?

1. Xanh: Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo, nguyên nhân có thể do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh trước khi nấu.

2. Khoai bị mọc mầm: thường kèm theo vỏ xanh và thịt khoai đã mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm để nấu nướng.

3. Khoai mục nát: thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay và thay thế bất kỳ tờ giấy nào đã chạm vào chúng.

Những lưu ý khi bảo quản củ khoai tây

– Không nên rửa khoai trước khi bảo quản: bởi rửa nước dễ khiến khoai bị hư thôi. Giữ khoai tây càng khô càng tốt. Nếu khoai dính nhiều đất cát, chờ cho đất khô rồi dùng bàn chải đánh răng cọ nhẹ để loại bỏ đất. Bạn chỉ nên rửa trước khi đem đi chế biến.

– Nếu để khoai trong tủ lạnh, hãy làm khoai ấm dần bằng nhiệt độ phòng trước khi nấu.

– Nếu khoai đã bị cắt, nên nấu càng sớm càng tốt, Còn không thể nấu ngay, bạn có thể cho khoai vào nước lạnh, cách này có thể bảo quản khoai trong 2-3 ngày.

– Không để khoai tây gần trái cây. Nhiều loại trái cây như táo, lê, chuối tiết ra một chất hóa học gọi ethylene. Khí này khuyến khích trái cây chín (bạn có thể nhận thấy rằng các loại trái cây có xu hướng chín nhanh hơn khi bạn giữ chúng bên cạnh nhau) khiến khoai nảy mầm sớm.

– Tuy nhiên, nếu bạn định để dành khoai để làm món khoai tây chiên, bạn có thể sơ chế qua: rửa sạch, cắt nhỏ, luộc sơ với một chút muối, cho khoai vào nồi nước ngay từ đầu. Khi nồi nước vừa sôi, trút khoai ra rổ cho ráo nước rồi cất vào hộp, cho vào ngăn đá tủ lạnh. Rã đông khoai trong khoảng 10 phút trước khi chiên, bạn sẽ có được món khoai tây chiên giòn tan.

Lợi ích của khoai tây sẽ phát huy tác dụng nhất nếu bạn ăn đúng cách với khẩu phần ăn hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể hơn nhé!

>>Xem thêm video: Cách cấp đông khoai tây để dùng cả năm, ít ai biết

Gửi nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng cuộc sống yên bình
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng
cuộc sống yên bình