Ăn khoai lang có tác dụng gì? Bạn đã biết ăn khoai lang đúng cách?

Ăn khoai lang có tác dụng gì?

Khoai lang là loại rau củ ngọt, có tinh bột và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống. Ngay cả khi không phải là một người ưa thích việc ăn khoai lang, bạn cũng sẽ thấy hứng thú hơn sau khi hiểu rõ việc ăn khoai lang có tác dụng gì.

>>Xem thêm: 7 lợi ích của khoai tây và bí quyết bảo quản trong nhiều tháng

Ăn khoai lang có tác dụng gì?

Tờ Healthline đã thống kê được 6 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi mà bạn ăn khoai lang hằng ngày như sau:

1. Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng

Ăn khoai lang có tác dụng gì?

Với 200 gram khoai lang nướng có vỏ, bạn được cung cấp: Lượng calo: 180; protein: 4 gram; chất xơ: 6,6 gram; chất béo: 0,3 gram; vitamin C: 65% của lượng cần cung cấp hàng ngày; vitamin A: 769% lượng cần cung cấp hàng ngày…

Ngoài ra, thì các giống khoai lang cam và khoai lang tím – lại rất giàu các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do. Các gốc tự do này là các phân tử không ổn định có thể làm hỏng DNA và kích hoạt viêm. Tổn thương gốc tự do có liên quan đến các loại bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và bệnh lão hóa. Do đó, nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vì nó rất tốt cho sức khỏe của bạn.

2. Tăng cường sức khỏe ruột

Chất xơ và chất chống oxy hóa trong củ khoai lang rất có lợi cho sức khỏe đường ruột. Khoai lang có chứa hai loại chất xơ: hòa tan và không hòa tan. Một số loại chất xơ hòa tan – hay còn được gọi là sợi nhớt – giúp hấp thụ nước và làm mềm phân của bạn.

Chế độ ăn giàu chất xơ chứa 20-33 gram mỗi ngày giúp làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng chất chống oxy hóa trong củ khoai lang tím giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Số lượng lớn các loại vi khuẩn này có trong ruột giúp sức khỏe đường ruột tốt hơn và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS) và tiêu chảy truyền nhiễm.

3. Phòng chống ung thư

Khoai lang còn cung cấp các chất chống oxy hóa khác nhau, có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư.

Anthocyanin – một nhóm chất chống oxy hóa đã được tìm thấy trong khoai lang tím – đã nghiên cứu và phát hiện rằng có tác dụng làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư trong các nghiên cứu ống nghiệm, bao gồm cả bàng quang, đại tràng, dạ dày và vú.

4. Tăng cường thị lực

Ăn khoai lang có tác dụng gì?

Khoai lang cũng rất giàu beta-carotene, chất chống oxy hóa. Trên thực tế, cứ 200 gram khoai lang cam nướng có vỏ cung cấp cho cơ thể của bạn hơn bảy lần lượng beta-carotene mà người trưởng thành trung bình cần mỗi ngày. Nó được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể bạn và được sử dụng để hình thành các thụ thể giúp phát hiện ánh sáng bên trong mắt của bạn.

Thiếu vitamin A nghiêm trọng là một trong những mối quan tâm ở các nước đang phát triển và cũng có thể dẫn đến một loại mù đặc biệt được gọi là xerophthalmia. Ăn thực phẩm giàu chất beta-carotene, chẳng hạn như khoai lang cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.

5. Tăng cường chức năng não

Tiêu thụ khoai lang giàu anthocyanin cũng có thể giúp cải thiện chức năng não, khả năng học tập và trí nhớ.

Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để kiểm tra những tác động này ở người, nhưng nói chung, với chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và chất chống oxy hóa sẽ giúp tránh suy giảm tinh thần và chứng bệnh mất trí nhớ thấp hơn 13%.

6. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Beta-carotene có trong củ khoai lang là một trong những hợp chất có nguồn gốc từ thực vật được chuyển đổi thành vitamin A ở trong cơ thể bạn.

Ruột là nơi mà cơ thể bạn được tiếp xúc với nhiều mầm bệnh có thể gây bệnh tiềm ẩn. Do đó, đường ruột khỏe mạnh cũng là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Nó là chìa khóa để giúp duy trì màng nhầy khỏe mạnh, đặc biệt là ở trong niêm mạc ruột của bạn.

>>Xem thêm: 11 tác dụng “thần kỳ” của rau lang đối với sức khỏe

Bạn đã biết ăn khoai lang đúng cách?

“Thời điểm vàng” để ăn khoai lang 

Ăn khoai lang đã nhiều nhưng có rất ít người biết được là nên chọn thời điểm nào để có thể ăn mới là đúng. Nhiều người thường thích mua khoai lang rồi về tích trữ thật lâu để ăn ngọt hơn, tuy nhiên theo như nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, “thời điểm vàng” để ăn khoai lang là khi khoai vừa mới được đào lên, đây cũng là lúc mà khoai giàu dưỡng chất nhất.

Ngược lại, củ khoai lang càng để lâu thì lượng nước có trong khoai càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột trong khoai lang bị biến đổi, các khoáng chất cũng dần mất đi… 

Ăn khoai lang vào buổi sáng là tốt nhất

Ăn khoai lang có tác dụng gì?

Ăn khoai lang vào mỗi buổi sáng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để vừa bổ sung được năng lượng cho ngày mới vừa giúp bạn giữ dáng và làm đẹp da. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ…

Nên ăn khoai vào bữa sáng và kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, có thể thêm chút hạt và rau xanh nữa thì sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Không nên ăn khoai lang vào buổi tối

Ăn khoai lang vào buổi tối thường dễ bị trào ngược axit, đặc biệt là với những người dạ dày yếu hoặc người già bị tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra các hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Không nên ăn khoai sống 

Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme có trong khoai sẽ bị phân hủy, chinh vì vậy, sau khi ăn sẽ không có xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn… 

Không nên ăn cả vỏ

Ăn khoai lang có tác dụng gì?

Vỏ khoai lang có rất nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai đang bị táo bón, nhưng khi ăn cả vỏ khoai thì lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai lang khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Không nên ăn khoai lang khi đói

Trong khoai lang còn có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói thì sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua và sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai lang cần được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

Không nên ăn quá nhiều khoai lang

 Dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ được tự cho phép bản thân ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Bởi vì khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh ra một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều thì sẽ dễ bị đầy hơi và ợ hơi. Cách tốt nhất là đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày của bạn sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng. 

Ăn khoai lang có tác dụng gì?

Không ăn hồng với khoai lang

 Khoai lang và quả hồng không nên được ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường có trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày của bạn tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ dễ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. 

Người bị thận hoặc có hệ tiêu hóa không tốt không nên ăn khoai lang

Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không được ăn khoai lang vì trong củ khoai có chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu thì chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa sẽ bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Nếu bạn để khoai lang quá lâu, đặc biệt là ở trong môi trường ẩm ướt thì củ khoai lang rất dễ bị mọc mầm. Về bản chất, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên vẫn có thể chế biến bình thường. Nhưng trước khi sử dụng, bạn hãy gọt bỏ đi phần mọc mầm rồi ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 30 phút để giúp làm tan một số chất không có lợi.

Xét về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn quá nhiều vitamin và khoáng chất như trước nữa, mùi vị của chúng cũng bị thay đổi, không còn ngon và hấp dẫn khi chế biến.

Mặc dù khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng chúng rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Những loại nấm mốc sinh sản ở trên khoai lang sẽ có những đốm nâu hoặc đen. Những người có đường tiêu hoá yếu như người già, trẻ nhỏ thì không nên ăn khoai mọc mầm.

Ăn khoai lang có tác dụng gì?
Khoai lang mọc mầm không có độc nhưng cũng không còn nhiều chất dinh dưỡng.

Cách bảo quản khoai lang lâu

Khoai lang bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến khoai dễ bị héo và mất vị. Đồng thời cũng tránh để khoai ở những nơi ẩm thấp kèm nhiệt độ ấm hoặc cho khoai vào túi nilon buộc kín sẽ làm khoai bị mọc mầm không còn ngon nữa.

Để bảo quản khoai bạn để khoai ở nhiệt độ phòng và đặt nơi thoáng mát là có thể bảo quản khoai được 1 tuần đến 10 ngày.

Bạn cũng có thể dùng giấy báo để bảo quản khoai lang bằng 2 cách:

  • Thứ nhất là bọc khoai kĩ bằng giấy báo rồi cho vào túi lưới đem treo tại nơi thoáng mát.
  • Thứ hai, lót một lớp giấy báo dưới đáy thùng giấy rồi cứ một lớp khoai một lớp báo sao cho cuối cùng là lớp giấy báo bọc lại và đâm vài lỗ thông hơi rồi đặt thùng tại nới thoáng mát.
Ăn khoai lang có tác dụng gì?

>>Xem thêm video: 4 Món Ăn Vặt Tự Làm Từ Khoai Lang

Gửi nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng cuộc sống yên bình
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng
cuộc sống yên bình