Đôi nét về Đậu nành
Hạt Đậu nành (Glycine max) rất giàu chất xơ, protein thực vật, isoflavone và chứa hầu hết các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần đến, có thể thúc đẩy giảm cân và tăng cường sức khỏe của tim và xương…Bài viết sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý.
Thông tin và cách sử dụng, bảo quản đậu nành
Đặc điểm
Hạt đậu nành được xếp vào thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật loại đậu. Đậu nành còn được gọi là đỗ tương, hoặc đậu tương. Đậu nành là loài bản địa của Đông Á, giàu hàm lượng đạm protein. Đậu nành vốn nổi tiếng là một loại ngũ cốc không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, đặc biệt cho phái đẹp. Sản phẩm từ đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara…
Công dụng và cách dùng
8 lợi tuyệt vời của đậu nành
Đậu nành có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể con người. Nó không những giàu chất xơ, protein, axit béo omega – 3, chất chống oxy hoá mà còn chứa ít chất béo bão hoà. Chính vì vậy, chế độ ăn đậu nành thường xuyên có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng.
Giúp giảm mức cholesterol
Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn đậu nành hàng ngày hoặc thực hiện một chế độ dinh dưỡng giàu thực phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm đáng kể mức cholesterol LDL xấu và tăng cholesterol HDl tốt trong cơ thể. Chẳng hạn, khi bạn tiêu thụ trung bình khoảng 23 gram protein đậu nành mỗi ngày có thể giảm được khoảng 3% mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Ngoài ra, ăn đậu nành thường xuyên cũng giúp tăng mức cholesterol tốt (HDL) lên 3% và giảm mức chất béo trung tính khoảng 4%.
Vậy những người mắc bệnh tim ăn đậu nành nhiều có tốt không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những người có các yếu tố nguy cơ hiện tại của bệnh tim, chẳng hạn như béo phì, cholesterol cao hoặc bệnh tiểu đường loại 2 có thể hưởng được nhiều lợi ích sức khỏe nhất từ một chế độ ăn giàu đậu nành.
Ngoài ra, thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, đậu tempeh hoặc edamane cũng có thể giúp cải thiện mức cholesterol nhiều hơn so với các sản phẩm đậu nành được chế biến hoặc có chất bổ sung.
Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Một chế độ ăn uống giàu các loại đậu, bao gồm cả đậu nành, có thể giúp bạn làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất isofalvone trong đậu nành được biết đến với tác dụng giảm viêm trong mạch máu và cải thiện độ đàn hồi của chúng, từ đó bảo vệ hiệu quả cho sức khoẻ tim mạch.
Một đánh giá mới đây cho thấy, việc ăn đậu nành hàng ngày có thể làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 16% nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, ăn đậu nành thường xuyên cũng giúp làm giảm 15% nguy cơ bị tử vong do bệnh tim.
Giảm mức huyết áp cao
Người bị cao huyết áp ăn đậu nành nhiều có tốt không? Thực chất, đậu nành và các thực phẩm được làm từ chúng có chứa rất nhiều arginine, một loại axit amin có tác dụng điều chỉnh mức huyết áp. Hơn nữa, đậu nành cũng được xem là một nguồn cung cấp isoflavone tuyệt vời – một hợp chất cũng có khả năng hạ huyết áp.
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng khi ăn khoảng 43 gram hạt đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm được 8% mức huyết áp tâm trương ở một số người. Mặt khác, khi tiêu thụ khoảng 65 – 153 mg isoflavone trong đậu nành mỗi ngày có thể giảm từ 3 – 6 mmHg ở những người bị cao huyết áp.
Giúp giảm lượng đường trong máu
Khi ăn đậu nành thường xuyên có thể giúp giảm nhẹ lượng đường trong máu và mức insulin ở phụ nữ mãn kinh. Chất isoflavone trong đậu nành cũng có khả năng làm giảm tình trạng kháng insulin. Theo thời gian, kháng insulin có thể khiến lượng đường huyết tăng cao và dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nhiều bằng chứng cũng cho thấy, chất bổ sung protein đậu nành có thể làm giảm nhẹ lượng đường huyết và mức insulin ở những bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hoá hoặc tiểu đường loại 2.Hội chứng chuyển hoá thường bao gồm một nhóm các tình trạng như lượng đường cao trong máu, huyết áp, mức cholesterol và mỡ bụng, có xu hướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2 hoặc đột quỵ.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu không tìm thấy lợi ích kiểm soát đường huyết của việc ăn đậu nành hàng ngày đối với những người khoẻ mạnh. Do đó, chúng ta cần có nhiều cuộc đánh giá hơn nữa để có thể đưa ra kết luận chắc chắn về tác dụng kiểm soát đường huyết của đậu nành.
Cải thiện khả năng sinh sản
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ khi ăn đậu nành thường xuyên có thể cải thiện được khả năng sinh sản của mình. Hơn nữa, việc tiêu thụ các thực phẩm được làm từ đậu nành có thể giúp bảo vệ chống lại những tác động tiêu cực của bisphenol A (BPA), một loại hợp chất có trong một số loại nhựa, có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, một số cuộc thử nghiệm cho biết khi tiêu thụ 100 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm chức năng buồng trứng và nồng độ hormone sinh sản. Phụ nữ khi tiêu thụ hơn 40 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có thể gặp phải các vấn đề về khả năng sinh sản cao hơn 13% so với những người chỉ tiêu thụ dưới 10 mg mỗi ngày. Những kết quả thử nghiệm này đã được xác định lại và cho thấy việc ăn từ 10 – 50 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày dường như không đem đến bất kỳ tác hại nào đối với sự rụng trứng cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ.
Giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh
Đậu nành rất giàu isoflavone, một nhóm hợp chất được gọi là estrogen thực vật hoặc phytoestrogen, do chúng có khả năng liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể.
Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen của phụ nữ giảm xuống tự nhiên, có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như khô âm đạo, mệt mỏi và bốc hỏa. Bằng cách liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể, isoflavone trong đậu nành có khả năng làm giảm tương đối mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh.
Ngoài ra, việc ăn đậu nành hàng ngày cũng giúp làm giảm tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, đau khớp, cáu kỉnh, lo lắng và khô âm đạo thường gặp phải trong thời kỳ mãn kinh hoặc những năm sau đó ở phụ nữ.
Cải thiện sức khỏe xương
Mức estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến lượng canxi trong xương giảm đáng kể. Điều này có thể gây mất xương và khiến phụ nữ sau mãn kinh dễ gặp phải tình trạng xương yếu và giòn, hay còn được gọi là loãng xương.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị phụ nữ mãn kinh nên ăn đậu nành thường xuyên hoặc tiêu thụ khoảng 40 – 110 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày để giúp làm giảm tình trạng mất xương cũng như cải thiện các vấn đề sức khoẻ của xương.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Việc ăn đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư đường tiêu hoá, ung thư ruột kết và ung thư đại trực tràng ở phụ nữ.
Đối với nam giới, việc thực hiện một chế độ ăn giàu đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư ruột già.
Một số bài thuốc từ đậu nành
Trong y học cổ truyền, các thầy thuốc đời xưa đã rất chú trọng dùng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành đơn thuần hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác nhằm mục đích vừa bồi bổ sức khỏe vừa trị liệu bệnh tật. Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số phương thuốc bổ dưỡng bằng đậu nành:
Bài thuốc chữa bạc tóc
Bài thuốc chữa suy nhược, thiếu máu cho sản phụ
Nguyên liệu: bột đậu nành 100g, bột mì 100g, bột ngô 200g, trứng gà 4 quả, đường đỏ 150g, sữa bò 150g.
Cách làm: Ba thứ bột trộn đều cùng đường đỏ, đập trứng và đổ sữa bò vào rồi chế them nước vừa đủ, trộn kỹ, nặn thành những chiếc bánh nhỏ, nướng chín, mỗi ngày ăn 30-50g.
Công dụng: kiện tỳ ích vị, tư âm bổ huyết, chuyên dùng cho sản phụ suy nhược, thiếu máu do thiếu sắt.
Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh
Nguyên liệu: đậu phụ 200g, đầu cá chép 1 cái, khiếm thực 25g, rau cần, hành, gừng tươi, dầu vừng và gia vị vừa đủ.
Cách làm: Đầu cá làm sạch bổ đôi, ướp với gừng và gia vị rồi nấu sôi. Khiếm thực ngâm nước ấm cho mềm rồi xát bỏ vỏ, đậu phụ thái miếng rán vàng. Cho khiếm thực, đậu rán, rau cần và hành vào nồi nấu cùng đầu cá cho chín, dùng làm canh ăn trong ngày.
Công dụng: bổ dưỡng não tủy, dùng cho người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể, xơ vừa động mạch, huyết áp cao,..
Nguyên liệu: đậu nành 1.000g, đan sâm 500g, mật ong 250g, đường phèn 30g.
Cách làm: Đậu tương rửa sạch, ngâm nước lạnh trong 1 giờ, sau đó đổ vào nồi ninh nhỏ lửa với 3.000ml nước cho nhừ rồi tán nhuyễn. Đan sâm rửa sạch, ngâm nước 1 giờ rồi sắc kỹ 2 lần lấy dịch chiết, bỏ bã. Trộn dịch đậu tương và dịch đan sâm với nhau, hòa mật ong và đường phèn rồi đem chứng cách thủy trong 2 giờ, để thật nguội rồi cho vào lọ, đậy kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần chừng 15g.
Công dụng: tư âm nhuận táo, bổ ích ngũ tạng, thông kinh hoạt lạc, dùng rất tốt cho những người suy nhược cơ thể có vữa xơ động mạch, huyết áp cao, viêm gan mạn tính.
Lưu ý với đậu nành
Đậu nành cũng như các loại thực phẩm khác có nguồn gốc từ đậu nành từ lâu đã là một phần trong chế độ ăn uống của con người. Tuy nhiên, một số người lo lắng về các tác động của việc ăn đậu nành thường xuyên đối với nhiều khía cạnh sức khoẻ khác nhau, bao gồm:
Isoflavone trong đậu nành “bắt chước” estrogen trong cơ thể:
Mặc dù isoflavone có cấu trúc tương tự như hormone sinh sản nữ estrogen, nhưng isoflavone có tác dụng yếu hơn và cũng có một số điểm khác biệt so với estrogen.
Nguy cơ ung thư
Một số người tin rằng việc tiêu thụ isoflavone trong đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều không tìm thấy nguy cơ tiêu cực này từ việc ăn đậu nành. Trong một số trường hợp, chúng thậm chí có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ để chống lại nhiều loại bệnh ung thư.
Ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp
Một số nghiên cứu trong ống nghiệm và động vật đã cho thấy đậu nành có chứa một số hợp chất có thể làm giảm chức năng của tuyến giáp. Tuy nhiên, ở các nghiên cứu trên người dường như không tìm thấy bất kỳ tác động tiêu cực nào của việc ăn đậu nành đối với tuyến giáp, nhất là ở những người có chức năng tuyến giáp khỏe mạnh.
Tác dụng nữ hoá ở nam giới
Một số người lo ngại rằng isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm sản xuất nội tiết tố nam testosterone. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người đều cho thấy có rất ít mối liên hệ giữa hai điều này.
Nguy hiểm cho trẻ sơ sinh
Một số người cho rằng sữa công thức đậu nành có thể làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của não bộ, hệ miễn dịch và tuyến giáp của trẻ sơ sinh. Ty nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây không tìm thấy bất kỳ tác động tiêu cực lâu dài nào của việc sử dụng sữa công thức đậu nành cho trẻ sơ sinh đủ thánh và khoẻ mạnh.
Đậu nành biến đổi gen (GMO)
Hiện nay, một số loại đậu nành được biến đổi gen, có thể chứa ít chất dinh dưỡng hơn và tích tụ một lượng thuốc diệt cỏ nhiều hơn so với đậu nành hữu cơ hoặc đậu nành thông thường.
Chất kháng dinh dưỡng
Đậu nành có chứa một số hợp chất, có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin cũng như khoáng chất của cơ thể. Những cách giúp làm giảm mức độ kháng chất dinh dưỡng trong đậu nành có thể bao gồm ngâm, lên men, làm nảy mầm hoặc nấu chín.
Các vấn đề về tiêu hoá
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy các chất kháng dinh dưỡng trong đậu nành có thể làm giảm các chức năng hàng rào của ruột, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và các vấn đề tiêu hoá khác.
Thực tế, những mối lo ngại trên của việc ăn đậu nành đối với sức khỏe đều có rất ít bằng chứng khoa học hợp lý. Hơn nữa, những tác động tiêu cực đôi khi có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ một lượng lớn đậu nành. Một số nam giới cho biết họ đã trải qua tác dụng nữ hoá khi tiêu thụ lượng đậu nành lớn hơn gấp 9 lần so với lượng trung bình mà một người ăn. Tuy nhiên, dường như rất ít người có thể ăn liên tục đậu nành vào mỗi ngày, do đó nguy cơ nữ hoá do đậu nành thường rất hiếm khi xảy ra.
Cách phân biệt đậu nành loại tốt
Cách chọn hạt đậu nành ngon đúng chuẩn
Hạt đậu nành có thể chế biến thành vô vàn món ăn khác nhau. Chất lượng của món ăn phụ thuộc vào cách chọn hạt đậu nành ngon của các bà nội trợ thông thái. Dựa vào đặc điểm bên ngoài, bạn cũng có thể lựa chọn cho mình những hạt đậu nành đạt chuẩn:
– Đặc điểm đầu tiên để chọn là nên chọn hạt đậu nành còn mới, không có dấu hiệu nấm mốc hoặc nhiều hạt lạ xuất hiện
– Hạt đậu nành phải có màu trắng ngà, đều màu
– Vỏ hạt đậu không có xuất hiện vết nứt hoặc đã nảy mầm
– Hạt có hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng, mùi béo ngậy
– Hạt mẩy, kích thước các hạt đậu nành tương đồng nhau, bóp chắc hạt, không mủn, không vụn, không mềm
– Nên chọn thời gian mua hạt vào sau các vụ mùa đậu nành, hoặc 3 – 4 tháng sau vụ mùa.
Cách nhận biết hạt đậu nành Trung Quốc
Hiện trên thị trường, ngoài hạt đậu nành Việt Nam còn có loại đậu nành Trung Quốc kém chất lượng. Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm lựa chọn rất có nguy cơ bạn mua nhầm hàng giả với giá cao. Do đó, để phân biệt giữa đậu nành Việt Nam và đậu nành Trung Quốc bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
– Nếu là hạt đậu nành Việt Nam hạt sẽ có vỏ bóng, màu trắng nhà tự nhiên. Ngược lại, đậu nành Trung Quốc sẽ trắng đục do quá trình tẩy trắng, điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
– Cuống hạt đậu chưa qua sơ chế thường sẽ khô, còn đậu nành đã qua sơ chế có chất bảo quản bạn sẽ thấy tươi hơn.
– Hạt đậu chất lượng nếu không có chất bảo quản sẽ rất dễ bị mốc, nảy mầm. Còn đậu nành Trung Quốc do có chất bảo quản nên thời gian sử dụng cũng sẽ lâu hơn, khó bị mối mọt hoặc ẩm mốc xuất hiện.
– Khi cắn thử hạt đậu nành Việt Nam bạn sẽ cảm nhận được mùi hương thoang thoảng, béo ngậy đặc trưng. Nếu đậu nành đã sử dụng chất bảo quản sẽ không có mùi đặc trưng, thậm chí còn có mùi gắt của đường hóa học.
Cách bảo quản đậu nành
Cách bảo quản đậu nành
Những yếu tố cần chú ý khi bảo quản
Để bảo quản đậu thì phải chú ý những yếu tố sau đây: Độ ẩm của hạt, nhiệt độ bảo quản, độ nguyên vẹn của hạt không bị nứt vỡ.
– Đầu tiên sau đi lấy đậu về là làm khô đậu như phơi nắng hoặc sấy khô. Phơi đậu phải khô ráo, sạch và độ nóng có nhiệt độ trên 20 – 25 độ C. Khi nắng to thì để tránh nhiệt độ phơi quá cao thì nên phơi hạt nơi bóng mát giúp tránh hạt chảy dầu, sẫm màu và tróc vỏ.
– Để sấy đậu thì chỉnh nhiệt độ không nên quá 70 độ C, để khoảng dưới 50 độC là vừa.
– Sau khi hạt khô thì tiến hành làm sạch hạt, loại bỏ các hạt sâu, mốc, hỏng, nứt vỡ nhiều và các tạp chất khác. Đây là bước quan trọng để đảm bảo sâu mọt không lây ra xung quanh.
Bảo quản bằng hũ, lọ
Cho đậu nành hạt đã tách vỏ, phơi khô vào hũ hoặc lọ, bịt kín miệng và để ở nơi khô ráo, thoáng khí là phương pháp bảo quản khá phổ biến, được hầu hết các bà nội trợ lựa chọn.
Bạn có thể cho thêm vào hũ hoặc lọ đựng đậu 1 vài cục than sống để hút ẩm, điều này giúp đậu có thể bảo quản tốt hơn. Mỗi lần sử dụng thì lấy ra và đóng lại như cũ.
Với biện pháp bảo quản này có thể giữ đậu trong khoảng 1.5 – 2 tháng mà không lo về vấn đề sâu mọt.
Tuy nhiên trong thực tế, tùy vào giống đậu và kỹ thuật xử lý đậu trước khi bảo quản mà thời hạn sử dụng của đậu nành có thể lâu hơn hoặc ngắn hơn.
Bảo quản bằng túi nilon
Đậu nành sau khi thu hoặc đã bóc vỏ, phơi khô đậu hạt và cho vào túi nilon, bịt kín miệng túi để dùng dần. Để túi đậu nành vào giữa lu gạo hoặc để nơi khô ráo, thoáng mát. Mỗi lần sử dụng thì lấy ra và buộc lại như cũ.
Với phương pháp này bạn có thể giữ đậu nành trong vòng 1.5 – 2 tháng. Ngoài túi nilon thì bạn cũng có thể sử dụng túi zip nữa đấy nhé.
Tư vấn và đặt mua
Đậu nành
-
Đậu nguyên hạt khô
-
Đậu rang mộc chưa xay
-
Rang mộc xay thành bột
Liên hệ tư vấn & mua trực tiếp
Vườn Nhiên sẵn sàng phục vụ bạn:
– Từ 8h đến 22h các ngày trong tuần. Vui lòng liên hệ:
– Hotline hoặc nhắn tin messenger (bên góc phải màn hình).
Đặt mua trên Shopee, Tiki, Lazada, Sendo
Link đặt mua | Click |
Shopee | |
Lazada | |
Sendo | |
Tiki |
Xem thêm sản phẩm khác
- Đậu, hạt và bột ngũ cốcChi tiết
- Thảo mộc thiên nhiênChi tiết
- Tinh dầu thiên nhiênChi tiết
- Bột rau củChi tiết
- Quà tặng, đặc sảnChi tiết
Để lại cho Nhiên lời nhắn
Lời cảm ơn
"Món quà tuyệt vời mang đến cho bạn bè người thân đầy ý nghĩa. Không chỉ là chất lượng mà là sản phẩm của tâm hồn”
"Tôi bị thuyết phục ngay lần đầu cầm trên tay ngũ cốc Vườn Nhiên. Và giờ đây tôi vẫn thường duy trì dùng ngũ cốc mỗi ngày với cảm xúc của ban đầu”
"Điểm 10 cho chất lượng, chúng tôi đã chọn ngũ cốc Vườn Nhiên cho gia đình và làm quà tặng cho cả người thân, bạn bè”