Cà chua chứa nhiều vitamin C, A, kali và những khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của bạn. Vậy ăn cà chua có tác dụng gì, ăn như thế nào là đúng và đủ? Có những điều cấm kỵ nào khi ăn cà chua và những ai chống chỉ định với loại quả bổ dưỡng này? Cùng Vườn Nhiên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>Xem thêm: 8 tác dụng của bí xanh (bí đao) và những lưu ý khi giảm cân bằng Trà bí đao
1. Ăn cà chua có tác dụng gì?
Theo trang Healthline, cà chua là một trong những nguồn chính của lycopene – một trong những chất có tác dụng chống oxy hóa, và có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, bao gồm cả việc đẩy lùi các gốc tự do dẫn đến bệnh ung thư. Cũng như lycopene, cà chua cũng có chứa nhiều hợp chất thực vật khác như beta-carotene, narigenin và axit chlorogenic.
Beta-catotene là một chất giúp cho cà chua có màu đỏ-cam và được chuyển đổi thành vitamin A, rất tốt cho làn da, giúp da của bạn trở nên khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch có trong cơ thể. Cà chua cũng có chứa đầy các vitamin như vitamin C, kali, folate và vitamin K… Lượng vitamin có thể khác nhau trong tùy loại cà chua.
Nhờ đặc tính rất giàu chất dinh dưỡng mà cà chua đã đem lại rất nhiều lợi ích cho những người ăn chúng. Dưới đây Nhiên liệt kê những công dụng mà cà chua đem lại cho chúng ta:
Cải thiện thị lực
Trong các thành phần của quả cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh quáng gà và giúp làm tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao có trong quả cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một trong những bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Ngoài ra, khi bạn thường xuyên ăn cà chua cũng có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Phòng chống ung thư
Khi bạn ăn nhiều cà chua thì có thể giúp cơ thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng có tác dụng giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như bệnh dạ dày, cổ tử cung, phổi, vòm họng, đại tràng, trực tràng, thực quản, và bệnh ung thư buồng trứng nhờ vào các chất chống ôxy hóa có trong cà chua, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong quả cà chua có tác dụng rất tốt cho sưc khỏe. Ăn quá nhiều cà chua cũng có thể gây đau khớp vì cà chua có một chất kiềm được gọi là solanine, chất này có tác dụng tích tụ canxi trong các mô. Khi việc tích tụ canxi quá nhiều sẽ dễ dẫn đến viêm, đau và sưng ở khớp.
Làm sáng da
Trong các thành phần dinh dưỡng của quả cà chua chứa lycopene, một trong những chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời và hỗ trợ cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím- đây là một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da. Ngoài ra, bạn cũng có thể chà bột cà chua lên làn da thô ráp của mình để giúp sẽ lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.
Giảm đường trong máu
Trong quả cà chua cũng chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Theo nhiều nghiên cứu đã tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận- những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Thúc đẩy giấc ngủ ngon
Trong quả cà chua có chứa nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có thể giúp hỗ trợ bạn ngủ ngon hơn. Chính vì vậy, nếu bạn đang bị khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng 1 bát súp hoặc một ly sinh tố cà chua sẽ giúp bạn ngủ ngon an giấc hơn rất nhiều. Trong quả cà chua chứa nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Chính vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng 1 bát súp hoặc sinh tố cà chua sẽ giúp bạn ngủ ngon an giấc hơn rất nhiều.
Cà chua rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng, nhưng không phải cứ ăn là tốt cho cơ thể.
2. Ăn nhiều cà chua có tốt không? Ăn cà chua bao nhiêu là đủ
Ăn nhiều cà chua có tốt không?
Công dụng của cà chua lớn như vậy thì khi ăn nhiều cà chua có tốt không? Câu trả lời là: Mặc dù cà chua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số các vấn đề cho bạn.
Nếu ăn quá nhiều cà chua, thì cơ thể của bạn có thể sẽ xảy ra hiện tượng không dung nạp được loại thực phẩm này dù chỉ là một lượng nhỏ. Nếu tình trạng này không được chữa kịp thời, để lâu ngày, thì bệnh kéo dài sẽ dễ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng nàythường ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không thể hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không dung nạp được cà chua.
Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều cà chua thì cũng có thể gây đau khớp và sỏi thận vì trong quả cà chua giàu canxi và oxalate. Ăn nhiều cà chua thì số lượng canxi và oxalate vào trong cơ thể cũng quá nhiều khiến cho cơ thể khó loại bỏ hết được. Phần dư thừa này sẽ bắt đầu lắng đọng ở bên trong cơ thể, khiến sỏi thận hình thành. Đồng thời canxi đươc tích tụ quá nhiều cũng dẫn đến bệnh viêm, đau và sưng ở khớp.
Lycopene cũng là một loại sắc tố có trong cà chua và các loại thực phẩm khác. Khi được tiêu thụ với số lượng phù hợp, thì chất này rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều cà chua thì sẽ gây ra hiện tượng đổi màu da được gọi là lycopenodermia, khiến cho da xấu đi.
>>Xem thêm: Thực hư việc canh cà chua trứng độc hại, gây ung thư?
Mỗi ngày nên ăn mấy quả cà chua?
Theo NHS (Sở Y tế Hoa Kỳ), mỗi ngày bạn nên ăn 1 quả cà chua có kích thước vừa hoặc 7 quả cà chua bi (cà chua anh đào). Với khẩu phần cà chua này, bạn đã thêm vào cơ thể ít calo mà nhiều nước nên không ảnh hưởng đến cân nặng.
3. Ăn cà chua thế nào là tốt nhất?
Lựa chọn, bảo quản và chế biến đúng cách
Lựa chọn cà chua tươi đỏ
Nếu bạn đang tìm cách để “nạp” thêm lycopene từ chế độ ăn uống thì cách tốt nhất là nên lựa chọn cà chua tươi sẽ tốt hơn cà chua đóng hộp vì như thế bạn sẽ hấp thụ được nhiều lycopene hơn. Tương tự như vậy, ăn cà chua tươi cũng tốt hơn so với nước sốt cà chua, tương cà chua…
Nếu ăn cà chua tươi, bạn nên chọn những quả có màu đỏ tươi sáng vì chúng có khả năng có có hàm lượng lớn chất chống oxy hóa.
Không bảo quản trong tủ lạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà chua không giữ được lâu ở nhiệt độ dưới 10 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình trong tủ lạnh gia đình là khoảng 4,4 độ C. Theo thói quen, hầu hết các bà nội trợ có thói quen tích trữ đồ trong tủ lạnh, trong đó có cà chua. Điều này sẽ khiến cà chua bị mất đi rất nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời hương vị đặc trưng của cà chua cũng bị ảnh hưởng.
Cà chua nên được lưu trữ ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào là tốt nhất.
Nên thêm dầu oliu khi nấu cà chua
Khi nấu, cà chua sẽ giải phóng lycopene, nếu thêm 1 chút dầu ôliu thì sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất này dễ dàng hơn.
Không nên nấu cà chua bằng xoong nhôm, gang
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn sử dụng xoong, chảo bằng nhôm, gang để nấu cà chua sẽ khiến các axit trong cà chua kết hợp với nhôm, gang gây ra những phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe của bạn. Do vậy, nên tránh sử dụng các loại xoong chảo bằng nhôm, gang khi nấu cà chua nhé.
7 Sai lầm cần tránh khi ăn cà chua
Ăn nhiều hạt cà chua
Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Tuy nhiên, hạt cà chua cũng có nhiều tác dụng tốt như giúp xương chắc khỏe, tăng cường thị lực… vậy nên trong quá trình chế biến nếu không lọc bỏ hết được hạt thì cũng không đáng phải lo lắng,
Ăn cả cuống và lá
Tuyệt đối nên cắt bỏ cuống và lá cà chua để phòng ngộ độc.
Ăn cà chua và dưa leo cùng một lúc
Lý do là bởi vì dưa leo hứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Ăn cà chua khi đói
Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.
Chính vì vậy, bạn không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.
Dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài
Khi bạn sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn cà chua khi còn xanh
Cà chua xanh đề cập ở đây là loại cà chua chưa chín có màu xanh (khác với loại cà chua khi chín vẫn có màu xanh). Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố “alkaloid” nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là “alkaloid” sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Ăn cà chua khi đang uống thuốc chống đông máu
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Những người không nên ăn cà chua
Người có vấn đề về dạ dày
Cà chua rất chua và có thể gây ợ nóng ở những người có vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh thì việc ăn quá nhiều cà chua sẽ dẫn đến các vấn đề về dạ dày.
Những người bị thận
Cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate – một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã bị các vấn đề về thận, hãy chú ý khi ăn cà chua.
Những người hay bị dị ứng
Cà chua chứa một hợp chất gọi là histamine giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi khuẩn, vi rút. Điều này thường xuất hiện dưới dạng các phản ứng dị ứng như phát ban và sưng lưỡi. Đối với những người đã được chẩn đoán là dị ứng với cà chua, những triệu chứng đó có thể còn nghiêm trọng hơn.
Người bị hội chứng ruột kích thích
Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích thì không nên ăn cà chua vì chúng có thể gây tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi và táo bón.
Bị các vấn đề về tiết niệu
Thực phẩm có nhiều axit như cà chua có thể gây kích thích bàng quang. Nếu bạn mắc các bệnh về đường tiết niệu thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Những người mắc bệnh tự miễn
Cà chua là một phần của một nhóm thực vật được gọi là nighthades. Các alcaloid có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, điều này đặc biệt xấu đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Do đó nếu mắc hội chứng này bạn nên loại bỏ cà chua khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
>>Xem thêm video: Tự làm tương cà tại nhà thơm ngon để được lâu không lo hoá chất