Nhân trần là một loại dược liệu quý, thường dùng để nấu nước, pha trà nhân trần uống với tác dụng thanh nhiệt, chữa viêm gan, điều trị vàng da, tiểu khó, mắt sưng đỏ,… Vậy cụ thể uống trà nhân trần có tác dụng gì? Sử dụng hàng ngày có tốt không? Hãy cùng Vườn Nhiên xem bài viết dưới đây nhé!
>>Xem thêm: 9 tác dụng của cây cam thảo đất và bài thuốc dân gian chữa bệnh hữu hiệu
Nhân trần có nhiều tên gọi như chè nội, hoắc hương núi, bồ bồ, chè cát. Tên gọi khoa học của loài thảo dược này là Adenosma cordifolium. Đây là một loài thực vật có hoa, thuộc họ Mã đề, một số tài lại ghi chép lại coi đây là vị thuốc thuộc họ Huyền sâm, họ hoa mõm chó.
Tìm hiểu chung về nhân trần
Theo như ghi chép của Đông y, cây thuốc được chia ra làm hai loại:
Nhân trần nam: Người ta thường hay gọi là hoắc hương núi phân bố chủ yếu ở vùng Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên và một số tỉnh miền Trung khác như Quảng Ngãi, Quảng Nam,….
Nhân trần Bắc: Phân bố ở một số đảo Hải Nam và các tỉnh khác của Trung Quốc.
Hai loại nêu trên đều có nhiều trong tự nhiên. Một số nơi đã gieo trồng dể dành cho mục đích y học. Tuy có tên gọi khác nhau nhưng công dụng chúng lại như nhau.
Mô tả hình ảnh
Nhân trần là loài cây thân cỏ, thường mọc tự nhiên hay phân bố chủ yếu tại một nước có khí hậu nhiệt đới và một số đảo ở khu vực Châu Á. Đây là cây sống lâu năm, có chiều cao khoảng 50-100cm, với các đặc điểm cụ thể như sau:
- Thân cây có nhiều nhánh tròn và có lông tơ.
- Lá thường mọc đối xứng nhau và có hình trái xoan, mép lá có răng cưa và mặt lá có lông, nổi gân có mùi thơm đặc trưng.
- Hoa thì mọc thành từng cụm ở dạng bông, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá và có màu tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình quả chuông.
- Quả là quả nang có hình bầu dục. Bên trong có chứa hạt màu vàng.
Toàn bộ cây nhân trần đều có mùi thơm. Thông thường mùa hoa quả vào tháng 5 đến tháng 7.
Phân bố và thu hái
Cây nhân trần phân bố chủ yếu tại các nước có khí hậu nhiệt đới và ở các đảo tại Châu Á. Ở nước ta, loài thảo dược này dễ dàng được tìm thấy tại bờ ruộng, bãi đất trống ở nhiều nơ và tập trung khá nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Tại Đà Nẵng, chúng thường mọc rải rác tại các rừng keo lai ở Hoà Phú. Một số phát hiện cho biết quần thể cây thuốc này thường mọc nhiều ở các khu vực lân cận như xã Hoà Ninh. Có thể gieo trồng bằng hạt.
Vị thuốc này được thu hái khi lúc đang ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Sau khi thu hái, đem phơi khô. Trong Đông y, nó có vị cay, tính ấm, mùi thơm có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, hành khí tan ứ, trừ phong thấp, tiêu thũng độc, giảm đau, chống ngứa, tiêu viêm,…
Bộ phận dùng của nhân trần
Toàn bộ thân cây trên mặt đất đều được sử dụng để làm trà giải nhiệt hoặc thuốc chữa bệnh (trừ rễ). Người ta thường thu hái nó vào mùa hè vì lúc này cây đang ra hoa. Sau đó, đem phơi hoặc sấy khô và được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Khi sử dụng đem rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất. Tiếp theo thái thành từng khúc nhỏ, mỗi khúc tầm khoảng 6cm, phơi và sao vàng qua cho khô.
Thành phần hóa học trong nhân trần
Theo các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trong cây nhân trần có các thành phần hóa học rất tốt cho sức khỏe con người. Một số thành phần hoá học như flavonoid, saponin, coumarin, acid nhân thơm và tinh dầu.
Trong tinh dầu của thảo dược chứa khoảng 1% gồm paracymen, pinen, limonen, anethol,… một số nghiên cứu khác đã thành công chiết tách từ phần thân cây một momo terpenoid peroxyd,…
Công dụng của trà nhân trần
Một số tác dụng dược lý của trà nhân trần được các nghiên cứu chứng minh dựa trên dược liệu cho thấy:
- Trà nhân trần có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
- Trà nhân trần giúp điều trị bệnh viêm gan, tăng cường khả năng đào thải độc tố của gan, chữa vàng da, đau mắt đỏ.
- Trà nhân trần còn có công dụng tăng tiết mật, giúp lợi tiểu.
- Trà nhân trần giúp tiêu diệt giun, điều này đã được thực nghiệm trên giun đũa cho ra kết quả rất tốt.
- Trà nhân trần có thể điều trị được bệnh mất ngủ kinh niên.
- Trà nhân trần còn giúp hạ huyết áp
- Trà nhân trần giúp ức chế các tế bào ung thư
Theo Đông y, dược liệu có vị đắng, tính bình quy vào kinh vị, hơi cay, tỳ, can thận. Thảo dược có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, hành khí, chỉ thống, lợi tiểu, làm ra mồ hôi.
Trong Tây y, chúng được sử dụng để làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình biết tiết dịch mật, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm mỡ, bảo vệ tế bào gan, hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giảm đau, giải nhiệt và chống viêm.
Ngoài ra, cây nhân trần giúp ức chế một số loại vi khuẩn như thương hàn, tụ cầu vàng, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và các loại nấm. Bên cạnh đó, các hoạt chất này giúp tăng cường miễn dịch và ức chế một số loại tế bào ung thư.
Trên lâm sàng, nó được sử dụng để chữa bệnh một số bệnh như: Viêm gan truyền nhiễm cấp tính ở thể vàng da, giun chui ống mật, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành, eczema ở trẻ em, nấm da, viêm loét miệng,…
Cách dùng, liều dùng của nhân trần
Với nhiều công dụng vô cùng tuyệt vời mà nhân trần mang lại, thì cách sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Liều dùng như thế nào là phù hợp? Tiếp theo mời bạn tham khảo cách sử dụng và liệu dùng ngay sau đây.
Một số công thức trà nhân trần
Cách 1: Nhân trần 40g thái vụn, hãm với nước sôi trong ấm trà kín trong vòng 15 phút, cho thêm một chút đường phèn để điều vị, uống thay trà hàng ngày. Trà nhân trần pha theo cách này dùng để ngăn ngừa các bệnh thấp nhiệt và hỗ trợ điều trị viêm gan cấp, mãn tính.
Cách 2: Nhân trần 200g, trà 40g, sinh đại hoàng 50g. Đem ba vị thuốc tán vụn, mồi ngày sử dụng từ 20-30g hãm với sôi trong ấm trà hoảng 15 phút, sử dụng thay trà hàng ngày. Trà nhân trần này dùng để chữa trị viêm gan vàng da cấp tính có sốt.
Cách 3: Cây bạch hoa xà thiệt thảo 400g, sinh cam thảo 50g, nhân trần 200g. Đem tất cả tán vụn, mỗi ngày sử dụng khoảng 50g hãm cùng với nước sôi trong ấm trà. Sau 15 phút thì có thể sử dụng được, uống thay trà hàng ngày. Trà nhân trần thường pha theo cách này dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính có triệu chứng sốt kèm theo.
Cách 4: Mạch nha 500g, quất bì 300g, nhân trần 500g, đem tất cả thảo dược sấy khô, tán thành vụn nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 50g hãm cùng với nước sôi trong ấm trà. Sau khoảng 30 phút thì lấy ra sử dụng, uống thay trà hàng ngày. Trà nhân trần này dùng để chữa trị viêm gan như chán ăn, rối loạn tiêu hoá, đầy bụng chậm tiêu.
Cách 5: Nhân trần 200g, bồ công anh 100g, râu ngô 200g. Đem tất cả vị thuốc tán vụn, mỗi ngày sử dụng 40g hãm cùng với nước sôi trong ấm trà, sau 15 phút thì lấy uống, dùng thay trà hàng ngày. Trà nhân trần này dùng để chống viêm, sỏi mật, viêm túi mật,….
Liều dùng thông thường của nhân trần
Tác dụng mà nhân trần đem lại vô cùng tuyệt vời cho sức khoẻ của con người. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể sử dụng loại thảo dược này một cách tuỳ tiện.
Theo thầy thuốc, để tận dụng hiệu quả mà nó mang lại, bạn chỉ cần dùng từ 10-20g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hay siro.
Một số bài thuốc có nhân trần
- Bài thuốc nhân trần cao thang chữa sốt, vàng da (mắt vàng, tiểu vàng, miệng khô, tiểu khó)
Sử dụng nhân trần 25g, đại hoàng 5g, chi tử 15g, nước 500ml. Đem sắc tất cả vị thuốc khi còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Chữa say nắng, nhức đầu, sốt nóng
Nhân trần, hành trắng cho mỗi vị thuốc bằng nhau khoảng 1 nắm. Đem tất cả sắc uống, chia dùng trong ngày.
- Bài thuốc chữa mắt đỏ sưng đau
Nhân trần, mã đề, mỗi vị 1 nắm. Đem nguyên liệu sắc lấy nước uống.
- Chữa hoàng đản, ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, mạch yếu
Nhân trần 25g, cam thảo đất 8g, can khương 15g, cây cỏ ngọt 10g, phụ tử chế 5g. Đem thảo dược sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc trị viêm túi mật
Nhân trần 60g, bồ công anh 60g, uất kim 60g, nghệ vàng 15g. Sử dụng sắc lấy nước uống.
- Hạ sốt, làm ra mồ hôi
Nhân trần 15g, hoàng cầm 15g, hoạt thạch 25g, thạch xương bồ 10g, mộc thông 10g, xuyên bối mẫu 10g, hoắc hương 5g, bạc hà 5g, bạch đậu khấu 5g. Sử dụng tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc phòng chống và điều trị viêm gan, xơ gan
Nhân trần 100g, râu ngô 100g, cây bồ công anh 100g. Đem tất cả vị thuốc tán nhỏ, mỗi ngày sử dụng khoảng 50g hãm cùng với nước sôi trong ấm, sau 15 phút thì lấy ra uống, dùng thay trà hàng ngày.
Trà nhân trần dùng hằng ngày có tốt không?
Bạn không nên uống trà nhân trần hàng ngày. Nguyên nhân là vì chúng có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra ngoài. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, mệt mỏi, thiếu tập trung.
Hơn nữa, nếu gan, mật không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hàng ngày sẽ khiến các cơ quan này phải tăng bài tiết, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Nếu cần dùng trà nhân trần uống thay nước hàng ngày, nên pha loãng để tránh gây mất cân bằng điện giải.
Lưu ý, thận trọng khi dùng nhân trần
Để sử dụng vị thuốc một cách hiệu quả và khoa học, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây để không gặp phải những triệu chứng không mong muốn.
- Nhân trần được xem như một vị thuốc lợi tiểu rất tốt do tác dụng đào thải, giải biểu. Vì vậy, không dùng song song với các thuốc lợi tiểu khác để tránh thận phải làm việc quá sức.
- Phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh không nên sử dụng dược liệu.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể khi dùng dược liệu trong quá trình điều trị bệnh.
- Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy tạm ngưng và đến bệnh viện kiểm tra.
- Nhân trần có thể tương tác với một số loại thuốc, dược liệu khác hay thực phẩm chức năng khi bạn sử dụng. Để tránh các thuốc làm giảm tác dụng của nhau, bạn nên sử dụng cách ít nhất 1 tiếng.
- Nếu là người mới lần đầu sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc những người đã từng sử dụng. Cũng không nên tùy tiện kết hợp giữa thuốc nam và thuốc tây cùng một lúc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
>>Xem thêm video: Cây nhân trần chữa bệnh gan
Pingback: Cây cỏ xước trị bệnh gì? 11 bài thuốc hiệu quả từ cỏ xước