Rau cải xanh hay cải bẹ xanh, cải cay, cải đắng là một trong những loại rau vô cùng phổ biến và thường được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món ngon. Hãy cùng Vườn Nhiên tìm hiểu về những tác dụng của rau cải xanh cũng như một số tác hại khi sử dụng loại rau này nhé!
>>Xem thêm: 11 tác dụng “thần kỳ” của rau lang đối với sức khỏe
1. Rau cải xanh là gì?
Rau cải xanh (cải bẹ xanh) hay còn gọi với một số tên khác như cải canh, cải xanh, cải cay, giới tử, là một loài thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae). Thân của rau cải xanh to, nhỏ khác nhau tùy theo giống trồng, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối.
Thời gian thu hoạch của rau cải xanh thường từ 40 – 45 ngày. Khi ăn sẽ thấy rau cải xanh có vị cay, đăng đắng có tác dụng giải cảm hàn, lợi khí, thông đàm,…
2. Thành phần dinh dưỡng của rau cải xanh
Trung bình cứ 56gr rau cải xanh sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Chất đạm: 2gr
- Lượng calo: 15gr
- Chất béo: dưới 1gr
- Carbohydrate: 3gr
- Đường: 1gr
- Chất xơ: 2gr
- Vitamin A: 9% giá trị hàng ngày (DV)
- Vitamin B6 (pyridoxine): 6% DV
- Vitamin E: 8% DV
- Vitamin C: 44% DV
- Vitamin K: 120% DV
- Đồng: 10% DV
Ngoài ra, rau cải xanh còn chứa nhiều chất như: canxi, sắt, kali, riboflavin (vitamin B2), magiê và thiamine (vitamin B1), cũng như một lượng nhỏ kẽm, selen, phốt pho, niacin (vitamin B3) và folate.
3. Tác dụng của rau cải xanh (cải bẹ xanh)
Rau cải xanh có tác dụng chống oxy hoá
Trong rau cải xanh có chứa các chất chống stress oxy hóa như vitamin E, vitamin C và các khoáng chất khác như beta carotene, flavonoid, lutein với hàm lượng dồi dào giúp cơ thể bảo vệ và chống oxy hóa do dư thừa các gốc tự do.
Các gốc tự do là những phân tử không ổn định có thể làm hỏng các tế bào của cơ thể. Dài lâu sẽ dễ dẫn đến các tình trạng bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer. Thế nên việc ăn nhiều rau cải xanh có thể giúp bảo vệ khỏi các bệnh liên quan đến stress oxy hóa.
Cung cấp nhiều vitamin K
Rau cải xanh là nguồn cung cấp vitamin K một cách đáng kinh ngạc.
Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc làm đông máu của cơ thể cũng như là một trong những vitamin rất cần thiết cho tim và xương. Vì thế việc thiếu hụt vitamin K trong cơ thể sẽ dễ dẫn đến các tình trạng như tăng nguy cơ mắc bệnh tim và loãng xương – một tình trạng dẫn đến giảm sức mạnh của xương và tăng nguy cơ gãy xương cao.
Theo như các nghiên cứu khoa học, việc thiếu hụt vitamin K còn làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng não, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Vì thế, việc ăn rau cải xanh để bổ sung thêm vitamin K cho cơ thể là rất cần thiết.
Cải xanh giúp thiện sức khoẻ miễn dịch
Trong rau cải xanh chứa nhiều các loại vitamin trong đó có vitamin A và vitamin C, một trong các loại vitamin giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sự phát triển và phân phối của tế bào T – tế bào bạch cầu cần thiết giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.
Chỉ cần khoảng 56gr rau cải xanh sống hoặc 140gr rau cải xanh đã được làm chín là đã cung cấp hơn 1/3 nhu cầu cung cấp vitamin C cho một ngày.
Rau cải xanh rất tốt cho tim mạch
Rau cải xanh chứa một lượng các chất chống oxy hóa như flavonoid và beta carotene, giúp là giảm nguy cơ phát triển và tử vong do bệnh tim.
Rau cải xanh còn chứa các hợp chất giúp liên kết các axit mật trong hệ tiêu hóa của bạn giúp làm giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Rau cải xanh rất có ích cho mắt
Trong số các chất chống oxy hóa của rau cải xanh, thì có 2 chất là zeaxanthin và lutein giúp bảo vệ võng mạc của bạn khỏi tác hại của quá trình oxy hóa và lọc ra các ánh sáng xanh gây hại cho mắt.
Các nghiên cứu còn cho thấy việc ăn các thực phẩm giàu chất lutein và zeaxanthin có thể giúp chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác gây ra, cũng như chống gây mù lòa.
Tính chất chống ung thư
Ngoài chứa các chất chống oxy hóa, rau cải xanh còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi được gọi là glucosinolate.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, glucosinolate giúp bảo vệ tế bào chống lại sự phá hủy DNA và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Ở một nghiên cứu trong ống nghiệm khác còn cho thấy chiết xuất của rau cải xanh còn có tác dụng chống lại ung thư phổi và ung thư ruột kết
Với những thử nghiệm ở người, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra loại rau thuộc họ Cải (Brassicaceae) còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, đại thực tràng và ung thư buồng trứng.
Tốt cho gan
Do rau cải xanh có chứa nhiều chất diệp lục thực vật, có tác dụng trung hòa kim loại nặng, hóa chất và giải độc thuốc trừ sâu trong cơ thể của bạn. Những điều này hỗ trợ cho chức năng của gan được phát triển và bảo vệ gan khỏi các bệnh ung thư tốt hơn.
Giàu chất xơ
Việc bổ sung chất xơ là điều cần thiết cho cơ thể bởi nó giúp hỗ trợ nhu động ruột trơn tru và do đó giúp bảo vệ khỏi bệnh trĩ, táo bón và bệnh ruột kết như ung thư ruột kết.
Các chất xơ có trong rau cải xanh giúp hút nước, làm mềm phân từ đó các chất thải được thải ra tốt hơn. Tăng lượng chất xơ trong cơ thể còn giúp giảm lượng độc tố ở đường tiêu hóa, giảm huyết áp và cân bằng lại lượng cholesterol trong máu.
Ăn nhiều rau xanh còn giúp chống lại sự tăng cân, béo phì và phù hợp với nhiều chế độ ăn khác nhau như ăn kiêng low – carb, chế độ ăn keto, chế độ ăn chay,..
4. Tác hại của rau cải xanh
Tuy rau cải xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng thì vẫn gây ra một số tác hại nhỏ như:
Ảnh hưởng tính hiệu quả của thuốc loãng máu
Do rau cải xanh chứa nhiều vitamin K – vitamin góp phần trong cơ chế đông máu của cơ thể nên việc bổ sung quá nhiều vitamin K sẽ gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng máu (ví dụ Warfarin).
Có thể gây sỏi oxalat
Ngoài ra, rau cải xanh có chứa oxalat, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người nếu tiêu thụ một lượng lớn. Chính vì thế đối với những ai dễ bị sỏi thận loại oxalat thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp một lượng lớn các loại rau xanh này vào chế độ ăn uống.
Nguy cơ về vi sinh vật và nitrit
Chúng ta chỉ nên luộc một lượng rau cải xanh (hoặc các thực phẩm màu xanh) vừa phải để ăn chứ không nên luộc quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng hâm nóng hoặc luộc lại nhiều lần sẽ có thể gây ra sự chuyển đổi nitrat thành nitrit. Điều này dễ gây hại cho sức khỏe cũng như làm sản sinh ra các vi khuẩn có hại.
Một số món ăn chế biến từ rau cải xanh
Rau cải xanh luộc chấm mắm trứng
Trứng bạn luộc chín hoặc rửa sạch cho vào cơm hấp chín. Sau đó cho ra bát đợi nguội, bóc vỏ, cho ra chén. Gừng cạo vỏ, thái sợi, thêm nước mắm, ớt, gia vị để làm nước mắm. Sau đó cho trứng vào chén mắm.
Rau cải xanh chúng ta cần rửa sạch, cho vào nồi nước sôi (có ít muối) trần sơ qua cho chín, sau đó vớt ra bát nước đá hoặc nước lạnh để rau tươi ngon hơn, rồi vớt ra để ráo hoặc vắt ráo, cho ra dĩa. Món này ăn với cơm nóng, cải thơm mềm chấm nước mắm gừng thơm thơm là chuẩn cú mèo.
Canh rau cải xanh nấu với cá thát lát
Cải cắt gốc, rửa sạch từng lá, thái khúc vừa ăn để ráo. Ướp cá với hành ngò, gia vị vừa ăn, thêm ít dầu ăn rồi trộn đều để cá miết càng dai. Cho lượng nước vừa ăn vào nồi, nêm ít muối, nước sôi múc từng viên cá vào nồi, nấu sôi lần 2 thì cho cải và gia vị vào cùng, thêm ít gừng, nêm nếm vừa ăn là hoàn thành.
Rau cải xanh xào gừng
Rau cải xanh rửa sạch, bỏ lá già, để ráo, cắt khúc tầm 3cm. Gừng thái chỉ. Ớt thái miếng. Hành khô và tỏi băm nhỏ. Chần sơ cải. Cho chảo lên bếp, phi thơm dầu với tỏi, hành, gừng. Sau đó cho cải vào xào, thêm ớt chuông vào đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
>>Xem thêm video: Cải xanh cuốn tôm thịt
Pingback: Cải ngọt có tác dụng gì? Cách chế biến thế nào?
Pingback: 7 lợi ích sức khỏe từ cải thảo ít ai để ý