Cải thảo từ lâu đã không còn là loại thực phẩm mới lạ trong hàng triệu căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, đến 90% người Việt không hề hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng cũng như những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của loại rau này.
Thông qua bài viết dưới đây, Vườn Nhiên sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin về dinh dưỡng, sự bổ ích và cách chế biến cải thảo nhé.
>>Xem thêm: 8 tác dụng của rau cải xanh và một số tác hại
Bắp cải thảo là gì?
Cải thảo (còn được gọi là bắp cải Trung Quốc) là một loại rau xuất hiện nhiều vào mùa lạnh hàng năm, mọc cao lên tới 45 cm. Cải thảo phát triển tốt trong thời tiết có nắng đầy đủ, thích hợp với loại đất thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng, đặc biệt chứa nhiều chất hữu cơ. Nó phát triển tốt nhất trong thời tiết ngày ngắn đêm dài và nhiệt độ vừa phải.
Cải thảo có hình thuôn dài, khoảng 20-23 cm, lá dày, có màu xanh nhạt xếp khít lên nhau; trên bề mặt có gân màu trắng nổi rõ. Phần lá bên trong và lõi có màu vàng hoặc trắng ngà. Hàm lượng nước cao, tạo ra lá giòn và tươi hơn. Bắp cải thảo có vị ngọt và giòn, được sử dụng tươi trong các món ăn như salad.
Những giá trị dinh dưỡng của cải thảo
Ngoài vị ngọt nhẹ, cải thảo còn là một nguồn dồi dào các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin. Sau đây là hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gr cải thảo:
- Chất béo: 0.2g
- Calo: 12
- Cholesterol: 0mg
- Kali: 87mg
- Natri: 11mg
- Chất đạm: 1.1g
- Lượng carb: 2.2g
Ngoài ra, bắp cải còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C (5% DV), vitamin A (5% DV), sắt (5% DV)…
Lợi ích sức khỏe của cải thảo
Chữa rối loạn tim mạch
Cải thảo có chứa một lượng vitamin B9 – một công cụ chính để cải thiện tốt hoạt động tim mạch. Thành phần này giúp loại bỏ homocysteine – một trong những nguyên nhân chính gây nên các cơn đau tim sớm. Nó giúp kiểm soát được mức độ lắng đọng của chất cholesterol trong tim mạch; điều này giúp đảm bảo cho hệ thống tim mạch không mắc phải các chứng rối loạn.
Tốt cho sức khỏe não bộ
Việc tiêu thụ những thực phẩm giàu đồng sẽ giúp kích thích các quá trình suy nghĩ cấp cao cũng như tăng cường chức năng của não bộ hơn. Nó được coi như “thực phẩm cho não” vì nó giúp kích hoạt một số dây thần kinh trong não để thúc đẩy tư duy vượt trội. Thiếu hụt đồng trong quá trình phát triển sẽ có thể khiến cho não bộ và thần kinh phát triển một cách không hoàn thiện.
Hãy bổ sung các thực phẩm giàu đồng như bắp cải thảo vào trong chế độ ăn uống hằng ngày vì nó chứa 0.105mg đồng, chiếm khoảng 11,67% giá trị khuyến nghị mỗi ngày.
Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu ăn nhiều thực phẩm giàu sắt, chị em có thể giảm được các triệu chứng mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt như chóng mặt, tăng huyết áp, thay đổi tâm trạng, v.v…Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Massachusetts tại Amherst, nhóm phụ nữ thích chế độ ăn nhiều sắt sẽ giảm 30 đến 40% nguy cơ kinh nguyệt kéo dài so với các phụ nữ thiếu sắt.
Phòng chống tiểu đường
Mangan là chấtrất cần thiết cho việc sản xuất ra các enzym tiêu hóa chịu trách nhiệm cho quá trình gluconeogenesis (quá trình hình thành glucose). Quá trình này gồm việc chuyển đổi axit amin từ protein thành đường và giúp cân bằng lượng đường huyết. Mặc dù cơ chế hoạt động này vẫn chưa rõ ràng nhưng mangan đã được khoa học chứng minh có tác dụng hạn chế lượng đường trong máu, tránh được bệnh tiểu đường.
Những nhà nghiên cứu từ khoa Nội và Hóa sinh thuộc Trung tâm Y tế cựu chiến binh đã từng nghiệm tác dụng của mangan ở các con chuột nhạy cảm với bệnh tiểu đường do chế độ ăn uống. Từ đó, họ phát hiện ra có sự cải thiện lớn về lượng insulin tiết ra, giúp hạn chế quá trình peroxy hóa lipit và cải thiện được chức năng của ty thể.
Ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi
Canxi là 1 trong những nguyên tố chính của cơ thể. Hệ thống xương của chúng ta được cấu tạo hoàn toàn từ nó. Trong cả thai kỳ, các mẹ bầu được khuyên nên tăng cường bổ sung canxi vì đây không chỉ là chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể mà còn cực kỳ có lợi cho cả quá trình phát triển toàn diện của bé.
Nếu nhận đầy đủ canxi, em bé của bạn sẽ phát triển khỏe mạnh. Nếu thiếu hụt canxi, bé phải lấy lượng canxi dự trữ từ người mẹ. Vì vậy, việc ăn cải thảo trong suốt thời kỳ mang thai được các bác sĩ khuyến khích rất nhiều.
Giúp tăng khả năng vận động khớp và điều trị viêm khớp
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất vitamin B3 ở dạng niacinamide có hiệu quả cao trong việc tăng khả năng vận động của khớp. Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ khăng khút giữa việc uống niacin với mức độ giảm thiểu đau khớp, cải thiện sức mạnh của cơ bắp và một vài triệu chứng liên quan đến tình trạng mỏi cơ hoặc mỏi khớp.
Điều trị rối loạn cảm xúc
Cải thảo có chứa vitamin B6 – vitamin có vai trò quan trọng để đối phó với một số rối loạn về cảm xúc. Thiếu vitamin B6 có thể ảnh hưởng đến việc hình thành các hóc môn và làm mất cân bằng về mức độ giữa các hóc môn này – nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc. Vì vậy việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 là rất cần thiết để kiểm soát các hóc môn này, từ đó điều trị các rối loạn cảm xúc.
Chế biến cải thảo đúng cách
- Cải thảo có độ giòn cùng vị ngọt rất riêng và có thể ăn sống nên bạn có thể sử dụng làm món salad, bánh mì sandwich hoặc bánh mì kẹp thịt
- Cải thảo này thường được dùng để muối kim chi Hàn Quốc rất ngon
- Cải thảo được xào giống như bắp cải, làm súp hoặc nhồi thịt,…
Cách làm món kim chi cải thảo Hàn Quốc đúng vị
Nguyên Liệu
- 02 cây cải thảo lớn khoảng 3kg
- 01 củ cải trắng lớn
- 02 củ cà rốt
- 01 củ hành tây vừa phải
- 01 nhánh gừng
- 01 củ tỏi
- 01 ít hành lá hoặc lá hẹ
- 80gr – 100gr bột nếp
- 01 – 1,2 lít nước lọc
- 120gr – 150gr bột ớt Hàn Quốc
- 80gr – 100gr đường
- 150ml – 200ml nước mắm
- 200gr – 300gr muối hạt
Cách chế biến:
Bước 01: Cải thảo sơ chế sạch, cắt bỏ đi phần cuống, sau đó chẻ làm đôi hoặc làm tư. Xát muối vào phần bẹ trắng cho thật đều. Bạn có thể nhúng bắp cải thảo qua nước trước để muối có thể bám chặt hơn vào bẹ. Cứ 20 đến 30 phút bạn nên trở mặt cải 1 lần cho đến khi cải trở nên mềm dẻo có thể gập mà không bị gãy. Sau đó, đem xả sạch cải với nước trong 2 – 3 lần cho đỡ mặn, xếp cải vào rổ để ráo nước. Chú ý, không nên vắt cải vì cải sẽ bị dập nát.
Bước 02: Cà rốt, hành tây, củ cải, hành lá lặt bỏ vỏ, rửa sạch và để ráo. Cà rốt, củ cải bào thành sợi khoảng 3cm, hành lá cắt khúc khoảng 3cm. Hành tây thái nhỏ rồi xay nhuyễn cùng với gừng, tỏi.
Bước 03: Làm xốt Kim chi
Hòa bột nếp với khoảng 1 – 1,2 lít nước, sau đó đun lên trên bếp. Trong quá trình đun sôi, bạn nhớ khuấy cho đều tay để bột không cháy xém ở đáy nồi. Khi bột sôi lăn tăn thì cho đường vào khuấy tan rồi đun sôi lại và tắt bếp, để đến khi nguội vừa. Tiếp theo, cho ớt bột Hàn Quốc vào và khuấy đều trong 20 phút rồi đổ ca hỗn hợp hành, gừng, tỏi đã xay nát vào, cho thêm nước mắm vào và trộn đều lên nhé!
Bước 4: Cho củ cải, cà rốt, hành lá vào trong phần xốt trên. Sau đó, thoa đều phần xốt lên khắp phần bẹ trắng của cải thảo.
Bước 5: Cuộn Kim chi lại rồi xếp gọn vào hộp thủy tinh hoặc nhựa. Chú ý nên xếp vừa đủ, không nén quá chặt vì sẽ làm kim chi ra nhiều nước. Kim chi cần để ra bên ngoài nhiệt độ thường 2 – 3 ngày cho lên men rồi mới bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.
Bí Quyết Để Có Món Kim Chi Ngon
– Chỉ nên rắc muối vào cải thảo chứ không nên ngâm cải thảo vào nước muối. Vì khi ngâm nước muối cải sẽ mất độ giòn, có khi còn bị ủng, nhớt.
– Nên thoa đều xốt vào cải thảo sau 10 tiếng đồng hồ kể từ lúc rắc muối, vì khi để quá lâu cải thảo sẽ bị khô, không còn thấm xốt, kim chi sẽ chua nhưng lại có mùi hăng.
– Chỉ rắc đều muối hạt vào phần bẹ trắng, không rắc vào phần lá xanh vì phần này rất nhanh chín, lá sẽ chín trước bẹ, đến khi kim chi đã lên men mà bẹ vẫn còn hăng, trong khi đó lá đã chua và rất dễ hỏng.
– Dùng kim chi cải thảo kèm với nhiều món ăn khác như thịt nướng, canh, mì, cơm… sẽ giúp làm trọn vị cho bữa ăn của bạn.
>>Xem thêm video: Bắp cải thảo nấu ăn ngon kiểu này ăn sạch nồi cơm
Pingback: 7 Tác dụng của bắp cải và những món ngon không thể bỏ qua