Hoa aitso không chỉ là thực phẩm thơm ngon, nhiều dinh dưỡng mà từ lâu đã được biết đến như một thảo dược giúp phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tiểu đường,… Hãy cùng Vườn Nhiên khám phá những tác dụng của hoa atiso cùng các mẹo sử dụng hợp lý nhé!
>>Xem thêm: 9 tác dụng của cây cam thảo đất và bài thuốc dân gian chữa bệnh hữu hiệu
Cây Atiso là gì?
Cây Atiso có tên gọi khoa học là Cynara cardunculus, hay còn được gọi là cây áctisô, ác-ti-sô, bông atiso. Đây là loại cây có lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) và du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20. Hiện nay, loài cây này được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Cây Atiso gồm có 2 loại atiso xanh (atiso Đà Lạt) và atiso đỏ (hoa bụt giấm, dâm bụt).
Hoa Atiso ngày xưa thường được trồng chủ yếu làm thức ăn như rau. Ngày nay, nó được biết đến nhiều với rất nhiều công dụng giúp hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe như giải độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể thông qua các dạng chế phẩm cao lỏng, trà túi lọc, cao đặc,…
Bên cạnh đó, cây atiso cũng được rất nhiều người ưu ái mua về làm quà tặng. Hoa atiso cũng hay xuất hiện trong văn hoá ẩm thực nước ta và trên thế giới như: ẩm thực Lebanon, ẩm thực Armenia thường dùng áctisô chung với thịt cừu. Đặc biệt, nó là vua của các loại rau trong ẩm thực thuần chay, vì nó cung cấp hơn 17 khoáng chất mà người ăn chay cần nạp vào cho cơ thể.
Bộ phận dùng
Hầu hết các bộ phận của atiso đều được tận dụng để chế biến các món ăn hoặc làm thuốc điều trị bệnh.
Lá của atiso thường được thu hái vào lúc cây còn chưa ra hoa hoặc trước Tết âm lịch khoảng một tháng, sau đó được đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.
Rễ và thân thường được sử dụng để bào chế thuốc.
Lá bắc và đế hoa thì dùng để ăn.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 100 gram hoa atiso
Cây atiso được mệnh danh là loài thảo dược quý, vì trong hoa atiso chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng có lợi cho sức khỏe. Cụ thể là hàm lượng dinh dưỡng trong 100 gram hoa atiso gồm:
- 84,94 g nước
- 10,51 gram carbohydrate
- 3,27 gram protein; 0,15 gram tổng lipid (chất béo)
- 47 kcal năng lượng
- 0,99 gram đường
- 5,4 gram chất xơ
- 1,28 milligram sắt; 44 milligram canxi; 60 milligram magiê; 90 milligram phốt pho
- 370 milligram kali; 0,49 milligram kẽm; 94 milligram natri
- 11,7 milligram vitamin C; 14,8 IU vitamin K, 13 IU vitamin A; 0,16 milligram vitamin B6
- 0,072 milligram thiamine; 1,046 milligram niacin; 0,066 milligram riboflavin; 68 milligram folate
Tác dụng của hoa atiso hay đến khó tin
1. Chống oxy hóa phong phú và ngăn ngừa ung thư
Cây atiso có chứa chất phytonutrients như rutin, axit gallic, quercetin và cynarin. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì, phát triển các tế bào và khả năng miễn dịch.
Chúng còn có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh và cũng có thể loại bỏ các khối u nội bào hoặc mầm bệnh. Do đó, cây atiso đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư.
2. Giải độc gan và cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Các hợp chất hoạt động có trong atiso làm ảnh hưởng đến mức độ lipid huyết tương; các chất chống oxy hóa như silymarin khi kết hợp, hoạt động như 1 lá chắn bảo vệ gan và giúp hỗ trợ việc tiêu hóa trở nên tốt hơn
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ atiso giúp cải thiện hàm lượng vi sinh vật có trong ruột. Cụ thể như sau, một hợp chất có tên cynarin trong atiso giúp thúc đẩy hoạt động choleretic, hoạt động này tạo điều kiện cho việc sản xuất mật hiệu quả và giúp duy trì sức khỏe đường ruột một cách tuyệt vời.
3. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Cây atiso hỗ trợ rất tốt trong việc làm giảm cholesterol trong cơ thể, do đó ngăn ngừa được việc cơ thể mắc bệnh tim. Đồng thời, cây atiso cũng giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn bằng cách gây ra một số tác dụng làm giảm lipid máu và đường huyết.
4. Hàm lượng chất xơ cao và hỗ trợ giảm cân
Cây atiso là một nguồn cung cấp chất xơ phong phú và làm giảm khả năng mắc bệnh tim, đột quỵ, béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường.
Ngoài ra, loài hoa này còn có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, huyết áp và giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa như trào ngược axit, trĩ, loét và táo bón đều thuyên giảm.
Đặc biệt, lượng chất xơ có ở trong atiso giúp làm cho chúng ta cảm thấy no hơn. Do đó, rất có lợi trong việc giảm cân.
5. Ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường
Cây atiso được biết đến với công dung là giúp làm tăng độ nhạy insulin. Nó hỗ trợ làm giảm sự tổng hợp các axit béo và chất béo trung tính trong gan.
Bên cạnh đó, cây atiso Jerusalem còn có nhiều chất fructooligosacarit, là một thành phần thiết yếu trong việc kháng insulin và có tác dụng chống đái tháo đường.
6. Chữa thiếu sắt
Hoa atiso là một trong những nguồn cung cấp sắt tốt từ thực vật. Đây là một lựa chọn vô cùng hữu ích cho việc bổ sung canxi và sắt dành cho những người ăn chay, những người không thể bổ sung được lượng sắt cần thiết từ thịt động vật và trứng.
7. Chống thiếu máu
Atiso cũng có chứa một lượng đồng giúp ích cho việc sản xuất hồng cầu. Ăn atiso mỗi ngày còn có hiệu quả trong việc chống thiếu máu.
8. Làm đẹp da
Cây atiso rất giàu vitamin và các chất chống oxy hóa lành mạnh. Các chất chống oxy hóa gồm tocopherols, carotenoids, flavonoid,… cùng với vitamin (A, C, D và E) giúp khắc phục các vấn đề về da và lượng sắc tố, làm tăng cường vẻ đẹp cho làn da.
9. Cải thiện chức năng não
Sự thiếu hụt phốt pho là nguyên nhân gây ra sự suy giảm khả năng nhận thức. Và atiso lại giàu phốt pho, nhờ đó có thể giúp bạn hạn chế tình trạng nói trên. Bên cạnh đó, atiso còn đóng vai trò là thuốc giãn mạch tốt và mang nhiều oxy đến não.
10. Tăng cường sức khỏe túi mật
Túi mật hoạt động như 1 chất hỗ trợ cho tất cả các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, nó có quyền kiểm soát toàn bộ sức khỏe cơ thể.
Atiso có thể giúp ngăn ngừa được sự tích tụ của các khoáng chất trong thận, những chất này có thể chuyển thành sỏi.
11. Cải thiện sức khỏe xương
Atiso có chứa một lượng canxi, kali, phốt pho, đồng, magiê và các chất chống oxy hóa khác giúp cải thiện mật độ xương và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
12. Có ích cho phụ nữ mang thai
Atiso còn có thể giúp cho phụ nữ nuôi dưỡng thai nhi một cách khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nồng độ axit folic cao có trong cây atisô có thể giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ống thần kinh xuất hiện ở trẻ sơ sinh.
Với các lợi ích như trên, bạn có thể mua bông Atiso sấy khô hoặc tươi tại hầu hết các siêu thị và cửa hàng uy tín để đem về sơ chế và làm các món ăn, món chè hay đơn giản là nấu một ấm nước uống mỗi ngày để cung cấp các chất dinh dưỡng cho gia đình mình.
Cách dùng atiso
Tác dụng của atiso đối với sức khỏe là vô cùng tuyệt vời, tuy nhiên ta cần biết cách sử dụng để phát huy tối các ưu công dụng mà atiso mang lại.
Liều dùng thông thường
Theo các bác sĩ, liều dùng thông thường mỗi ngày của atiso như sau:
- Bông Atiso tươi: tầm 10 – 20 gam sắc với 1 lít nước.
- Bông Atiso sấy khô: tầm 5 – 10 gam sắc với 1 lít nước.
- Bông Atiso dạng túi lọc: Tối đa 3 – 4 túi.
Không nên dùng quá 1 lít atiso trong 1 ngày và sau khi uống liên tục nửa tháng, thì ta nên nghỉ một tuần rồi mới bắt đầu đợt tiếp theo.
Một số cách chế biến atiso
Có rất nhiều cách chế biến atiso vừa đơn giản lại vừa mang lại hiệu quả cao, sau đây là một số gợi ý, bạn có thể áp dụng một cách dễ dàng.
Cách sắc atiso lấy nước hoặc nấu thành cao lỏng
Bạn có thể dùng lá atiso tươi hoặc khô để sắc hoặc nấu thành cao lỏng.
- Đối với nước sắc, uống với liều tầm 5 – 10g lá một ngày.
- Đối với cao lỏng, uống 1 – 3 lần/ngày, mỗi lần nên dùng từ 10 – 40 giọt.
Cách pha trà atiso
Trà hoa atiso đỏ hay xanh, tươi hay khô đều có thể được sử dụng cho hầu hết mọi người, mọi lứa tuổi. Đây là dạng atiso được dùng phổ biến nhất.
Cách pha trà atiso khô: Cho 15g bông Atiso sấy khô cùng 1 bó lá dứa và 15g đường cát vào nước đun sôi. Sau đó thêm 20g đường phèn rồi đun đến khi đường tan hết. Để nước trà nguội bớt rồi lọc qua rây. Chắt lấy nước cho vào bình trà để thưởng thức.
Cách làm trà hoa atiso đỏ: Lấy 3g Atiso tráng qua nước sôi khoảng 30 giây. Sau đó hãm trà trong 15 phút với 200ml nước sôi. Pha loãng mật ong, sau đó cho vào trà đã pha. Có thể dùng nóng hoặc ướp lạnh đều được. Trà hoa atiso đỏ nếu pha đúng chuẩn sẽ có vị hơi chua ngọt lạ miệng.
Cách nấu trà atiso tươi: Cắt bỏ phần cuống dài của hoa sau đó đem rửa sạch các nguyên liệu. Cho hoa và lá dứa đun sôi với 3 – 4 lít nước cho đến khi hoa mềm và ra hết chất. Vớt hoa và lá dứa ra, nêm nếm đường phèn và tiếp tục đun sôi cho đến khi đường tan hết là dùng được.
Cách dùng atiso ngâm rượu
Cách ngâm rượu bông Atiso sấy khô: Atiso để nguyên, rửa sạch rồi phơi cho ráo nước, cho vào bình ngâm rượu. Sau 4 tháng là có thể thưởng thức được. Rượu này rất ngon, có vị chua ngọt nhẹ giống rượu vang.
Cách ngâm rượu hạt atiso: Ngâm 400g hạt với 4-5 lít rượu trong khoảng 4 tháng. Rượu có tác dụng điều trị bệnh về hô hấp, huyết áp, tiêu hóa,…
Cách ngâm atiso đỏ với đường
Rửa sạch cánh hoa atiso rồi để ráo nước. Cho từng lớp hoa vào bình thủy tinh, cứ giữa mỗi lớp là một lớp đường cát trắng, đến lớp cuối cùng thì đổ kín đường và đậy nắp kín. Sau vài ngày đẩy hoa xuống cho nước cốt ngập lên. Khoảng 1 tuần là sử dụng được, uống lạnh hoặc dùng với đá sẽ ngon hơn.
Cách nấu súp, hầm canh với atiso
Bạn bỏ hết phần cánh hoa và phần lõi để lấy phần tim hoa màu xanh lá sáng. Để tim hoa không bị thâm, bạn có thể vắt một chút chanh vào. Đối với bộ phận này, bạn có thể nấu súp, hầm canh hay các món hấp, nướng, chiên,… tùy theo sở thích.
Khi hầm canh, bạn chỉ cần 1-2 bông tươi, đem rửa sạch, sau đó chẻ đôi hoặc chẻ 4, hầm chung với chim bồ câu, giò heo, táo đen,… đến khi nhừ múc ra bát và thưởng thức. Uống hết nước và ăn luôn cả cái rất tốt cho sức khỏe. Canh này thích hợp bồi bổ cho người suy nhược cơ thể, người mới khỏi ốm, sản phụ sau sinh bị mất sức,…
Món ăn từ bông atisô khi nấu chín có tác dụng tăng lực, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trợ tim, lợi gan mật, chống độc. Đặc biệt, khi hầm chung với chân giò, ý dĩ ăn hết cái và nước có tác dụng làm tăng tiết sữa cho sản phụ. Loại canh dinh dưỡng này là món ăn dân dã đặc trưng ở Đà Lạt với vị ngọt thanh và đậm đà, rất được lòng thực khách.
Lưu ý, thận trọng khi sử dụng atiso
Atisô là thực phẩm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, ai cũng có thể sử dụng, hầu như ít hoặc không có tác hại gì. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
Các tác dụng phụ của atiso
Tác dụng phụ của cây atiso rất ít, hầu như là không có, vì nó là thảo dược tương đối lành tính, phù hợp đối với hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, vì có tác dụng lợi tiểu, giải biểu, nếu bạn quá lạm dụng, có thể gây đi tiểu nhiều lần.
Trước khi dùng hoa atiso, bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng hoa atiso, bạn nên:
- Xây dựng chế độ ăn uống ít chất béo.
- Pha loãng với một ít nước nếu dùng dưới dạng chiết xuất hoặc ngâm trà.
- Uống trà atiso vào sáng sớm và sau giấc ngủ trưa để tỉnh táo và tốt cho tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng sau 4 giờ chiều để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Có thể sử dụng trà atiso với liều lượng vừa phải và đều đặn mỗi ngày.
Mức độ an toàn của atiso như thế nào?
Những đối tượng: Đang bổ sung muối sắt, bị tắc ống mật, bị sỏi mật, dị ứng với atisô nên cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cần lưu ý liều lượng sử dụng hoa atiso để đạt được hiệu quả mong muốn và không gây hại cho sức khỏe.
Chưa có nghiên cứu nào về tác dụng phụ của ác-ti-sô trên phụ nữ mang thai và trẻ em, tuy nhiên nên cân nhắc trước khi sử dụng.
>>Xem thêm video: Hướng dẫn cách làm atiso đỏ ngâm đường
Pingback: Chuyên gia chỉ ra 10 tác dụng của hoa đậu biếc và cách uống trà tốt cho sức khỏe
Pingback: Bồ công anh trị bệnh gì? Tác dụng và cách làm trà bồ công anh