Cây cam thảo đất (cây cam thảo nam) từ lâu được biết đến là một cây thuốc nam có tác dụng chữa đa bệnh, cải thiện sức khỏe, đặc biệt là trong điều trị các bệnh tiểu đường, viêm họng, cảm sốt,… Vậy, cây cam thảo đất là gì? Những tác dụng của cây cam thảo đất trong chữa bệnh ra sao, mời bạn cùng Vườn Nhiên tham khảo bài viết dưới đây
>>Xem thêm: Tác dụng của cây diệp hạ châu (cây chó đẻ) mọc hoang chữa bệnh tốt không ngờ
Mô tả dược liệu cam thảo đất
Cam thảo đất, hay là cam thảo nam, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Dã cam thảo, dạ kham, trộm lây, quốc lão, lộ thảo, phấn thảo,… tên khoa học là Seoparia Dulcis L, thuộc họ hoa mõm sói – Scrophulariaceae.
Đặc điểm
Cây cam thảo đất là loại thực vật thân thảo, mọc đứng, cao từ 30cm – 80cm, thân cây hình tròn, mềm, thuộc họ thân thảo, rễ to, hình trụ. Hoa thường hay mọc riêng lẻ ở nách lá. Mỗi lá thường có 4 hay 8 hoa nhỏ. Hoa thường nở rộ vào mùa hạ, có màu trắng, nửa trên có răng cưa, nửa dưới thì không. Quả thì hình bầu dục, bên trong có chứa những hạt nhỏ li ti.
Bộ phận sử dụng dược liệu
Tất cả bộ phận của cây cam thảo đất đều có thể dùng làm thuốc. Sau khi thu hoạch cần giũ sạch đất cát rồi đem phơi khô làm dược liệu.
Phân bố
Theo như các nhà thực vật học cho biết, cây thuốc thường phát triển ở những vùng có khí hậu nhiệt đới hoặc vùng đầm lầy. Trên thế giới hiện nay, có thể tìm thấy được loài cây này ở nhiều quốc gia như các nước Châu Á, như Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, Thái Lan hay một vài đất nước thuộc Châu Mỹ.
Tại Việt Nam, có thể dễ dàng tìm thấy cây này mọc hoang ở nhiều nơi như: ven đường, ruộng, ven ao,… phân bố ở đồng bằng là chủ yếu.
Thu hái, sơ chế và bảo quản dược liệu
Cây cam thảo thường được thu hoạch hầu hết vào các mùa trong năm. Dù vậy, thu hoạch tốt nhất à thường vào mùa xuân hoặc mùa hè vì ở thời điểm này, cây thuốc có nhiều dược tính nhất. Khi thu hoạch, chúng ta cần nhổ toàn bộ, bao gồm cả rễ.
Sau khi mang về, nên rửa sạch cho hết bụi bẩn, đất cát. Cắt nhỏ hoặc để nguyên cây rồi phơi khô khoảng 1-2 nắng rồi để dành làm thuốc.
Nếu muốn giữ được lâu hơn, cần để dược liệu ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp hay tránh những nơi ẩm thấp,…
Thành phần hóa học
Cam thảo đất còn chứa một lượng chất đắng rất đặc trưng cùng với một số hoạt chất như Alcaloid, Allicin và chất acid silicic.
Ở thân cây còn có chứa nhiều chất dầu đặc sệt cùng với các thành phần khác như là Manitol, scoparia l, glucose. Ở phần gốc rễ có chứa các chất: B Sitosterol, manitol.
Vị thuốc cam thảo đất
Tính vị
Theo Đông y, cây cam thảo có vị ngọt, tính mát và hơi đắng.
Công dụng
Trong Y học cổ truyền, cam thảo đất có một số tác dụng như sau:
- Giúp thanh nhiệt, làm mát gan, giải độc cơ thể.
- Tác dụng nhuận phế.
- Giúp lợi tiểu và kiện tỳ
- Điều trị viêm họng, ho, cảm.
- Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, giúp hạ huyết áp.
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề rôm sảy ở trẻ em.
Uống nước cam thảo có tác dụng gì?
Trong Đông y, vị thuốc này giúp lợi niệu, nhuận phế, bổ tỳ, sinh tân, giải độc, thanh nhiệt.
Uống nước cam thảo đất là cách vô cùng đơn giản để giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt là đối với những người bệnh bị ho, viêm phế quản hay tiểu đường.
Ngoài ra, uống trà cam thảo đất mỗi ngày sẽ giúp giảm cholesterol, giải độc ở gan và làm thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu. Ngăn chặn đươc sự phát triển của các tế bào gây ung thư, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bài thuốc trị bệnh từ cây cam thảo đất
1. Chữa cảm cúm
Dùng 30g cam thảo đất, 10g cây ngải cứu, 15g bạc hà, 10g cây diếp cá. Mang toàn bộ những nguyên liệu này đi sơ chế sạch sẽ, phơi ráo nước. Sắc với môt lượng nước vừa đủ, sau khi sôi thì có thể lọc ra lấy nước uống. Cần kiên trì sử dụng đến khi triệu chứng bệnh có chuyển biến tích cực.2
2. Chữa dị ứng phát ban, mẩn ngứa, mề đay
Dùng 15g cây cam thảo đất, 10g cây mã đề, 20g ké đầu ngựa, 20g kim ngân hoa. Mang đi sơ chế rồi sau đó sắc cùng với nước, đun với lửa vừa cho đến khi thuốc sôi thì tắt bếp, gạn lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 thang, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả.
3. Điều trị huyết áp cao, xuất huyết não
Chúng ta cần chuẩn bị 20g cam thảo đất, 15g lá sen, 15g bạch dược, 15g cây tầm gửi, 15g sinh địa, 15g mạch môn, 15g đỗ trọng. Sau khi mang về, cần rửa sạch lớp bụi bẩn bên ngoài sau đó để ráo nước rồi bỏ tất cả nguyên liệu vào ấm sắc chung với nước.
Có thể chia ra sắc thành 3 lần đến nào nước thuốc nhạt đi.Sử dụng mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
4. Điều trị tiểu tiện không thông
Sử dụng 20g cam thảo đất, 15g cây mã đề, 15 cây râu mèo, 15g râu ngô. Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên rồi sắc thuốc. Uống mỗi ngày 1 thang và không nên sử dụng quá liều lượng. Cần kiên trì sử dụng sẽ thấy tiểu tiện dễ dàng, không còn đau rát.
5. Chữa viêm họng hạt.
Cây cam thảo đất từ xưa còn được biết đến là thần dược đối với những bệnh nhân đang bệnh viêm họng hạt. Bài thuốc dùng để điều trị viêm họng hạt từ loại cây này cũng tương đối đơn giản.
Chuẩn bị 30g cam thảo đất, 20g rau diếp cá, 15g bạc hà. Lấy tất cả đem đi giã nhuyễn, vắt lấy nước, có thể thêm một chút muối để tăng thêm hiệu quả.
Mỗi ngày uống khoảng 3 – 4 lần có thể giúp kháng viêm, tiêu đờm và làm giảm mủ rất hiệu quả. Có thể lấy nước thuốc để súc miệng mỗi sáng và khạc mạnh để thông đờm.
6. Chữa chứng ho hen, ung thư phổi.
Bài thuốc sau đây có tác dụng giúp hỗ trợ bệnh nhân cải thiện và làm giảm các cơn ho hen do các tế bào ung thư phổi gây ra.
Bài thuốc: 60g cam thảo đất khô, sắc nước uống. Mỗi ngày nên dùng 2 lần cho buổi sáng và buổi chiều. Cần kết hợp thêm cây thuốc dòi (bọ mắm) để làm tăng hiệu quả điều trị ho lao.
Lưu ý, thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị phần nào, để điều trị dứt điểm ung thư phổi thì bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và cần phải thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý.
7. Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Những người đang mắc phải các biến chứng của bệnh tiểu đường như: đau đầu, sức đề kháng bị suy giảmi, chán ăn, mệt mỏ,… thì cây cam thảo đất chính là bài thuốc đáng tham khảo.
Chuẩn bị: 20g cam thảo đất, 20g dây thìa canh, 10g cỏ ngọt, 20g nở ngày đất, 10g cây chó đẻ (diệp hạ châu). Rửa sạch sẽ rồi đem đi sắc thành nước thuốc. Mỗi ngày sử dụng 1 thang. Nếu không có đầy đủ các vị thuốc trên, người bệnh có thể dùng độc vị.
8. Chữa chứng nóng gan
Vị thuốc này thích hợp với những người thường xuyên uống rượu bia, các loại thuốc tây có thể làm gan bị nóng, men gan cao. Bài thuốc chữa chứng nóng gan theo kinh nghiệm dân gian:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị 20g cam thảo đất sau đó mang đi nấu chung với đường cát hoặc chưng cách thủy. Đối với những bệnh nhân đang bị bệnh tiểu đường thì nên giảm lượng đường lại. Có thể sử dụng mỗi ngày nhưng không cần sử dụng thay cho nước lọc.
Bài thuốc 2:
Lấy 20g cam thảo đất, diệp hạ châu, cà gai leo, hoa atiso, hãm nước uống như nước trà uống hàng ngày. Uống trà này thường xuyên có thì sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Giúp loại bỏ các triệu chứng bức rức, nóng trong và tiểu rắt hiệu quả.
9. Chữa mụn rộp, eczema, thấp chẩn
Hái 1 nắm lá tươi rồi đem rửa sạch sau đó mang đi giã nát, lấy đắp lên vùng da tổn thương để tránh viêm nhiễm. Cần kết hợp thêm lá cây sài đất và lá đơn đỏ để làm tăng hiệu quả.
Liều dùng và cách dùng cam thảo đất
Khi sử dụng bất kì loại thảo dược nào, ta cũng cần chú ý đến liều lượng và cách dùng của chúng.
- Cam thảo đất khô: 8g đến 12g/ngày.
- Cam thảo đất tươi: 20g – 40g/ngày.
- Cách dùng: Pha trà, sắc nước uống.
Lưu ý khi sử dụng
Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo đất:
- Có thể uống thay trà mỗi ngày nhưng cần sử dụng điều độ, vừa phải.
- Nếu sử dụng liên tục từ 3 đến 5 ngày thì nên ngưng một ngày, sau đó tiếp tục như bình thường.
- Trước khi dùng, tốt nhất là nên tham khảo trước ý kiến của thầy thuốc hoặc người đã có kinh nghiệm sử dụng để có thể dùng một cách có hiệu quả.
- Hiệu quả đến nhanh hay chậm tùy thuộc cơ địa và tình trạng bệnh mỗi người.
>>Xem thêm video: Lợi ích của cam thảo
Pingback: Uống trà nhân trần có tác dụng gì? Dùng hằng ngày tốt không?
Pingback: 12 tác dụng của hoa atiso "thần dược của sức khỏe"
Pingback: Cây cỏ mực trị bệnh gì? 12 công dụng và 7 bài thuốc hiệu quả
Pingback: "Nhân sâm của người nghèo" - Cây đinh lăng trị bệnh gì?