Quả tắc là quả gì? 5 bài thuốc và 4 món ngon từ quả tắc khiến bạn mê mẩn

Quả tắc là quả gì?

Từ quả tắc (quả quất, trái quất, cam quật) nhỏ bé người ta không chỉ tạo nên những món ăn đặc sắc hoặc nước giải khát hấp dẫn ngày nắng mà còn cho ra đời những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả. Cùng Vườn Nhiên tìm hiểu quả tắc là quả gì và những bài thuốc, món ẩm thực tuyệt vời từ loại quả này nhé!

>>Xem thêm: 6 Lợi ích của trái chanh và những lưu ý khi ăn

Quả tắc là quả gì?

Cây quất hay thường được gọi là cây tắc không chỉ là một loại cây cảnh mà quả của nó còn là một vị thuốc thần kỳ dùng để chữa các bệnh như bệnh cảm cúm, ho, bệnh tiêu hoá và giải nhiệt cho cơ thể,…

Quả tắc có kích thước nhỏ, bên trong nó có nhiều múi trông giống như quả cam. Khi quả xanh thì có vị chua và khi chín vàng thì lại có vị chua ngọt. Trong Đông y, quả tắc có vị chua ngọt, tính ấm. Lá của quất có vị cay đắng, tính lạnh, hạt và rễ của quất có vị chua cay, tính ấm. Các bộ phận của cây quất như: quả, lá, rễ, hạt, vỏ quất… đều được sử dụng để làm thuốc.

Quả tắc là quả gì?

Tác dụng của quả tắc

  • Chữa các bệnh đường tiêu hoá: nôn mửa, đau dạ dày, chán ăn..
  • Chữa ho do phong hàn.
  • Cung cấp vitamin C, A, B2, mangan, chất xơ, sắt, magiê và đồng.
  • Điều hòa, cải thiện chức năng gan.
  • Chữa nấc, nghẹn.
  • Chữa các bệnh về mắt, viêm họng.
  • Chữa tinh hoàn sưng to sa xuống dưới, có hạch ở cổ.
  • Chữa mụn nhọt…
  • Kích thích tiêu hoá, thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch…
  • Giảm đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh…
Quả tắc là quả gì?

Bài thuốc hay từ quả tắc

1. Tắc ngâm đường phèn chữa ho, viêm họng, khàn tiếng

Nguyên liệu:

-Đường phèn 330g

– Quả tắc 500g

– Lọ thủy tinh rửa sạch, tráng qua nước sôi rồi lau thật khô

Cách làm:

– Tắc cần rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước sau đó đem đi cắt làm đôi, bỏ hết hạt rồi cho vào nồi, cho đường phèn vào chung với tắc rồi tiếp theo là để lên bếp đun với lửa nhỏ tầm khoảng 45 phút là được.

– Sau đó để nguội rồi đem cho vào lọ thủy tinh đậy kín lại, bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát trong nhà và dùng dần.

– Nếu bạn bị ho hay bị viêm họng hoặc khan tiếng, bạn có thể ngậm vài miếng tắc chưng, nước cốt có thể pha làm nước uống để giải khát dạng nóng hay lạnh đều ngon.

Quả tắc là quả gì?
Nếu bị ho hay viêm họng, khan tiếng, bạn có thể ngậm vài miếng tắc chưng, nước cốt có thể pha làm nước uống giải khát dạng nóng hay lạnh đều ngon.

2. Chữa đau họng, đau răng

Nguyên liệu: Quả tắc: 500g.

Cách làm: Quả tắc cần được thái thành nhiều lát nhỏ sau đó đem đi phơi khô, sau khi tắc đã phơi khô thì cho vào lọ thủy tinh đậy kín để từ 1 tháng trở lên.

Cách dùng: Dùng 25g nước cốt tắc hòa với nước ấm. Chia lượng nước trên thành 2-3 lần dùng để uống trong ngày.

3. Chữa bụng đầy trướng, đại tiện khó khăn

Nguyên liệu: Quả tắc: 50g.

Cách làm: Cho tắc vào nồi để sắc khoảng 20 đến 30 phút (cho nhỏ lửa)

Cách dùng: Dùng hỗn hợp đã sắc được để uống trong ngày.

4. Chữa đau dạ dày, nấc, ợ hơi, chán ăn

Quả tắc là quả gì?

Nguyên liệu:

– Quả tắc 500g.

– Đường kính trắng.

Cách làm: Thái tắc thành nhiều lát nhỏ rồi trộn chung với 500g đường trắng. Cho hỗn hợp đường, tắc vào lọ kín trong 2 tuần.

Cách dùng: Hòa 25g nước cốt tắc với nước ấm, chia hỗn hợp nước để uống thành nhiều lần trong ngày.

5. Chữa chán ăn, đầy bụng, khó tiêu

Nguyên liệu:

– Quả tắc 100g.

– Rượu trắng: 500ml.

Cách làm: Ngâm tắc trong 500 ml rượu trắng, thời gian ngâm ít nhất là 2 tuần.

Cách dùng: Dùng từ 15-20 ml/1 lần rượu tắc trước mỗi bữa ăn. Dùng liên tục trong nhiều ngày.

Món ngon từ trái tắc

1. Tắc ngâm muối

Quả tắc là quả gì?

Nguyên liệu:

– 300g quả tắc

– Lọ thủy tinh có nắp đậy kín

– Muối hột hoặc muối bọt

Cam thảo (tùy ý thích)

Cách làm:s

– Quả tắc đem đi rửa sạch, ngắt bỏ phần cuống, dùng kim nhọn đâm lên bề mặt của trái tắc, đâm khoảng 10 lần, để vỏ tắc ra bớt hết chất the, rửa lại cho thật sạch.

– Pha hai thìa canh muối và một bát con nước lọc, sau đó thả tắc vào ngâm khoảng từ 1 -2 tiếng.

– Sau đó đổ nước muối đi, để tắc lên rổ cho ráo nước. Tắc phải thật ráo thì khi ngâm sẽ không bị nổi mốc.

– Lọ thủy tinh rửa sạch, đem phơi nắng cho thật khô.

Quả tắc là quả gì?
Tắc muối là món giải nhiệt rất thích hợp trong những ngày nắng nóng.

– Xếp vào đáy lọ một lớp muối, rồi đến một lớp tắc phủ đầy muối lên lớp tắc, rồi tiếp tục làm thêm một lớp tắc khác, rồi đến một lớp muối, làm cho đến khi hết muối và tắc. Nếu muốn thơm bạn cũng có thể trộn cam thảo với muối.

– Phía bên trên mặt tắc đổ một lớp muối dày tầm khoảng 2 cm. Đậy kín nắp, đem phơi ngoài nắng từ 3 đến 4 tuần, tắc và muối sẽ dậy nước, sau đó bạn dùng bát sứ hay thanh tre mỏng, để lọt miệng lọ thủy tinh, dằn lên mặt tắc để khi tắc dậy nước sẽ không bị nổi lên mặt muối và có thể giữ được lâu không bị mốc. Thời gian ngâm càng lâu tắc càng ngon.

Cách dùng: Khi dùng, bạn nên dằm nát nguyên vài trái tắc cho vào cốc, bỏ hạt, thêm đường, khuấy cho tan, pha thêm nước lọc và dùng với đá lạnh là bạn đã có ly tắc ngâm muối thơm ngon.

2. Trà tắc

Nguyên liệu:

– Trà lipton túi lọc: 1 – 2 túi

– Mật ong: 10ml

– Tắc: 3 quả

– Muối, đá viên, nước sôi

– Đường cát: 30gr

– Dụng cụ: shaker, muỗng, ly, ống hút…

Cách làm:

Quả tắc là quả gì?
Trà tắc

– Ủ trà:

Cho 2 túi trà Lipton vào ấm trà, sau đó cho vào một ít nước sôi vô bình để rửa trà trước và bỏ nước đó đi.

Cho nước sôi vào ủ trà, tầm khoảng 100ml.

Ủ trong khoảng 5 phút là được.

– Làm siro tắc

Tắc: vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.

Sau đó, bạn cần thêm vào nước cốt tắc là đường cát, mật ong, muối và khuấy đều hỗn hợp.

Định lượng trên dành cho 1 – 2 ly trà tắc. Nếu bạn làm số lượng nhiều thì tăng định lượng cho phù hợp nhé.

– Dùng shaker để pha chế trà tắc

Rót tầm khoảng 60ml trà tắc vào shaker, cho thêm đá viên, hỗn hợp siro tắc vào.

Lắc đều hỗn hợp để trà được tạo bọt và nguyên liệu hoà quyện vào nhau.

Cuối cùng, bạn rót trà tắc ra ly và cho thêm tắc cắt mỏng thả vào ly trà để kích vị tự nhiên.

3. Sắn dây tắc

Quả tắc là quả gì?

Nguyên liệu:

– 4 quả tắc

– 2 thìa cafe bột sắn dây,

– 4 thìa cà phê đường,

– Đá viên.

Cách làm:

– Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch 2 quả tắc sau đó bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi đem cho vào nước bột sắn quấy thật đều.

– Đường tán nhuyễn, cho vào hỗn hợp trên quấy liên tục cho đến khi tất cả đều hoà tan. Lấy thêm một trái tắc, thái thành những lát thật mỏng. Quả tắc còn lại tỉa múi.

– Cho nước bột sắn ra ly đá, cho vài lát tắc vào. Gắn trái tắc tỉa trên miệng ly cho thêm điệu. Bột sắn dây rất dễ đặc lại, vì thế khi uống nhớ quấy liên tục để bột sắn hoà tan, uống mới ngon.

4. Chân gà ngâm sả tắc

Quả tắc là quả gì?

Nguyên liệu:

– Chân gà: 15 – 20 cái

– Gừng: 1 củ to

– Sả: 10 – 12 cây

– Tắc (quất) xanh: 10 – 15 quả

– Ớt: 10 quả

– Gia vị: 3 muỗng rượu trắng; 6 thìa canh nước mắm ngon; 1 thìa muối; 6 thìa đường trắng; 5-6 thìa giấm gạo; 1 thìa hạt tiêu đen.

– Dụng cụ: Bình thủy tinh

Quả tắc là quả gì?
Những nguyên liệu làm chân gà ngâm sả tắc chuẩn

Lưu ý: Chân gà công nghiệp phù hợp để làm món này hơn chân gà ta. Chân gà công nghiệp nhiều thịt, còn chân gà ta tuy chắc nhưng lại quá gầy, ngâm dễ bị teo lại, ăn khô.

Cách làm chân gà ngâm sả tắc, ớt

Quả tắc là quả gì?

– Chân gà lột sạch các lớp da mỏng màu vàng bên ngoài, cắt móng, rửa kỹ với nước. Ngâm chân gà vào thau nước đã pha thêm 3 chén rượu trắng và vài lát gừng để làm sạch, khử mùi tanh hôi. Rửa sạch kỹ lại sau đó chặt đôi chân gà.

– Đập dập và sắt khúc dài khoảng 3cm 3 nhánh sả để riêng. Phần sả còn lại thái khoanh tròn nhỏ.

– Gừng, tỏi cần rửa sạch rồi đem đi thái lát mỏng, còn ớt thì thái khoanh nhỏ.

– Tắc (quất) cắt đôi, loại bỏ các hạt để tránh bị đắng.

– Đun nồi nước sôi với lát gừng và sả, cho chân gà vào luộc vừa chín tới chừng khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp, vớt ngay ra bát nước đá đã cho xíu muối ngâm tầm 10 phút. Cuối cùng vớt ra để ráo nước, cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 – 30 phút để chân gà giòn.

Lưu ýKhi ngâm chân gà nên cho thêm xíu muối để giữ màu, dùng màng bọc thực phẩm bịt kín bát đựng chân gà khi cho vào tủ lạnh để chân không bị khô, có độ giòn tốt nhất.

Quả tắc là quả gì?
Chân gà luộc chín vừa sau đó ngâm ngay vào tô nước đá lạnh

Trong khi cất chân gà trong tủ lạnh, cần tiến hành pha nước sả tắc để ngâm chân gà:

– Đổ 1 lít nước vào nồi đun sôi, cho thêm 6 thìa đường, 6 thìa nước mắm ngon, khoảng 5 – 6 thìa giấm gạo và 1 thìa muối vào khuấy cho tan hết các gia vị trên lại, đun sôi trở lại khoảng 1 phút để các nước ngâm có độ trong. Tắt bếp và bắc ra để nguội.

– Nước đường còn âm ấm, cho sả, ớt, tỏi, gừng đã thái nhỏ vào trộn đều, làm vậy thì nước đường giấm sẽ dậy mùi hơn.

– Đợi nước nguội hẳn, cho tắc và chân gà vào trộn đều.

Lưu ýNếu cho tắc vào lúc nước còn ấm sẽ khiến gà ngâm bị đắng ăn không ngon.

Ngày Tết, dường như nhà nào cũng trưng cây quất (cây tắc) trong nhà làm cảnh cho thêm không khí xuân. Qua mấy ngày Tết các bạn có thể dùng quả tắc để làm những món ngon hoặc bài thuốc để phòng trong những lúc thay đổi thời tiết cơ thể nhiễm bệnh nhé!

>>Xem thêm video: Chân gà rút xương ngâm xả tắc thấm ngon tuyệt đỉnh, cách rút xương chân gà dễ ơi là dễ

Gửi nhận xét

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng cuộc sống yên bình
Like trang để cùng Nhiên tận hưởng
cuộc sống yên bình