Cây sài đất chữa viêm da cơ địa là bài thuốc dân gian nổi tiếng từ lâu. Ngoài ra, tác dụng của cây sài đất còn thể hiện ở khả năng điều trị mụn nhọt, sốt cao, rôm sảy ở trẻ em và nhiều công dụng khác. Vậy sài đất là cây gì? Cây sài đất chữa bệnh gì? Mời bạn xem bài viết sau đây để hiểu hơn.
>>Xem thêm: Cây cỏ xước trị bệnh gì? 11 bài thuốc hiệu quả từ cỏ xước và cách chữa viêm khớp
Cây sài đất có đặc điểm gì?
Cây sài đất là một loại cây dại mọc hoang có hoa màu vàng đặc trưng, thường hay bò lan dưới mặt đất và được tìm thấy rất nhiều ở các tỉnh miền Tây, cây phát triển mạnh vào mùa mưa.
Đặc điểm
Cây sài đất hay còn được gọi là xoài đất, sài đất, húng trám, cúc nháp,… thuộc họ Cúc, tên khoa học của cây là Wedelia chinensis Merr. Cây sài đất là một loài thực vật thân thảo, thường bò lan trên đất, thân cây có màu xanh, lá mọc sát thân và đối xứng nhau. Lá của cây sài đất có các răng xẻ mạnh, mặt trên thì có lông. Hoa có màu vàng tươi rất bắt mắt, thường mọc đơn lẻ.
Cây sài đất là một loại cây ưa mát, dễ tìm thấy ở nhiều nơi, thường mọc hoang ven đường, nơi đất ẩm, bờ ruộng. Một số nhà còn trồng sài đất làm cây cảnh. Trong nông nghiệp, nó là một loài cây dại phát triển rất mạnh.
Thành phần hóa học
Cây sài đất trong y học cổ truyền là một loại thảo dược có vị ngọt, tính mát và hơi chua. Trong cây sài đất có rất nhiều dươc tính hỗ trợ chữa bệnh rất tốt như: caroten, saponin, silic, pectin, lignin.
Bên cạnh đó, cây còn có một số hoạt chất khác như là: wedelolacton, dimethyl wedelolacton,… Theo các nghiên cứu khoa học, con người đã tìm thấy được một lượng lớn tinh dầu, các chất béo và muối vô cơ có ở bên trong cây sài đất.
Đặc biệt hơn, loài cây này còn có chứa một loại hoạt chất đó là saponin triterpen, hoạt chất này hoạt động tương tự như chất saponin ro có ở trong củ nhân sâm.
Sài đất gồm những loại nào?
Theo các nhà thực vật học, cây sài đất gồm 2 loại:
- Cây sài đất hoa vàng: Rất phổ biến, thường hay bắt gặp ở ven đường, hoa có màu vàng trông rất bắt mắt.
- Cây sài đất hoa trắng: Loại này rất hay được dùng nhiều trong các vị thuốc dùng để giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau.
Cây sài đất thường được thu hái vào khoảng tháng tư và tháng 5, đây là lúc mà hoa nở rộ nhất. Thường thì có thể thu hoạch toàn bộ thân, lá và hoa của cây để dùng làm thuốc. Dùng tươi hay khô đều được.
Cây sài đất có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, cây sài đất được xem là một vị thuốc có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau vô cùng an toàn và hiệu quả. Dược liệu có vị ngọt, hơi chua, thanh mát và có chứa nhiều dược tính có lợi để chữa bệnh.
Ông bà ta từ xưa thường dùng lá cây sài đất tắm cho trẻ để chữa rôm sảy, mụn nhọt, sắc với nước uống giúp hỗ trợ hạ sốt, điều trị sốt xuất huyết và giúp giảm đau nhức.
Nhờ công dụng kháng viêm tốt, vị thuốc này đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, viêm bàng quang, viêm tuyến vú hay viêm chân răng. Đặc biệt là chữa bênh viêm gan và vàng da.
Cây sài đất chữa bệnh gì? Cách dùng cây sài đất hiệu quả
Cây sài đất là một trong những loại thảo dược có thể giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh, nhưng để có thể tối ưu hóa được các hiệu quả thì chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ cách dùng sao cho đúng thuốc và đúng bệnh. Cách tốt nhất là vẫn nên tham khảo kinh nghiệm sử dụng từ người đi trước qua các bài thuốc dân gian như sau:.
1. Thanh nhiệt, tiêu độc
Dùng 1 nắm lá sài đất đem rửa sạch và ăn giống như rau sống. Chúng ta có thể kết hợp ăn cùng với thịt, cá trong những bữa ăn để có thể hỗ trợ cung cấp thêm các dưỡng chất cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc gan hiệu quả.
2. Trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Có thể dùng cây sài đất để tắm cho bé sơ sinh, đây là một trong những bài thuốc dân gian giúp điều trị rôm sảy cho bé vô cùng hiệu quả. Chỉ cần lấy một nắm cây sài đất rửa sạch, vò nát rồi nấu nước pha tắm cho trẻ. Sau khi tắm xong, cần lưu ý là nên tắm lại bằng nước sạch và rồi lau khô cơ thể cho bé. Kết hợp thêm cỏ mần trầu để chữa rôm rảy sẽ tốt hơn.
3. Chữa mẩn ngứa ngoài da do eczema, dị ứng các loại
Dùng khoảng 50g sài đất khô đem sắc chung 800ml nước, đun sôi với lửa nhỏ, nấu cho đến khi ấm còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp, gạn lấy nước uống. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống, kiên trì sử dụng cho đến khi đạt được hiệu quả.
Hoặc lấy lá của cây sài đất và lá đơn đỏ, rửa sạch, giã nát sau đó đắp lên vùng dị ứng sẽ thấy hiệu quả.
4. Chữa mụn nhọt ngoài da
Chuẩn bị: 30g sài đất, 10g ké đầu ngựa, 12g thổ phục linh, 12g bồ công anh và 10g kim ngân hoa. Tất cả đem rửa sạch, để ráo nước.
Cho các nguyên liệu vào ấm sắc, đun với lượng nước vừa phải, đợi sôi thì tắt bếp, lấy uống trong ngày. Vừa tắm vừa uống để mụn nhọt mau hết.
5. Trị viêm bàng quang
Chuẩn bị: 20g cây bồ công anh, 20g mã đề, 16g cam thảo đất, 35g cây sài đất.
Rửa sạch, cho vào ấm sắc chung với 1 lít nước, đun sôi bằng lửa vừa, đến khi còn lại khoảng 1/3 là được. Lọc lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần và dùng sau các bữa ăn trưa và ăn tối.
6. Chữa cảm cúm
Chuẩn bị: 30g kim ngân hoa, 10g tía tô, 10g cây sài đất, thêm 10g kinh giới, 10g cam thảo đất, 2g mạn kinh, 3g lá sinh khương.
Nấu với 4 chén nước, đun bằng lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 2 chén là được. Có thể chia làm 2 lần để uống hết trong ngày, dùng liên tục 2-3 ngày sẽ khỏi bệnh.
Kết hợp xông cây sài đất với lá tía tô, cây kinh giới, cây cúc tần (đại bi) để giải cảm.
7. Điều trị bệnh sốt xuất huyết
Lấy khoảng 30g sài đất, 20g củ sắn dây, 20g lá sao đen, 20g kim ngân hoa, 16g hoa hoè, 16g cam thảo đất.
Sắc với 1 lít nước, đến khi còn khoảng 2 bát thì ngưng, lọc lấy nước uống mỗi ngày. Nên uống sau khi ăn đạt hiệu quả tốt.
8. Chữa nhiễm trùng phần mềm ngoài da, mụn đầu đinh, viêm khớp, chốc đầu, đau mắt
Lấy 30g lá sài đất tươi, giã nát rồi đắp lên các vùng da, 30g lá đơn đỏ đem rửa sạch, phần mềm hoặc cơ bị viêm khu trú, áp xe đầu đinh, viêm quầng, viêm ở răng, vú, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt, viêm ở các khớp xương.
Không nên lam dụng bài thuốc trong các trường hợp vết thương bị viêm đã chuyển sang mưng mủ và áp xe hóa.
9. Chữa sưng viêm tuyến vú
Dùng 50g cây sài đất, 16g cam thảo, 20g bồ công anh, 20g thông thảo, 20g kim ngân hoa. Đem tất cả sắc nước uống, chia làm 3 lần uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng đến khi triệu chứng thuyên giảm.
10. Điều trị bệnh nhiễm trùng bàng quang
Lấy 20g bồ công anh, 30g sài đất, 20g mã đề và 16g cam thảo đất. Đun nước uống như bình thường. Kiên trì sử dụng đều đặn đến khi bệnh được cải thiện.
11. Chữa viêm chân răng
Cây sài đất khô, bán liên biên, huyền sâm, mỗi vị 20g. Sắc với nước bằng lửa vừa cho đến khi sôi, lọc lấy nước và dùng hàng ngày. Kiên trì sử dụng một thời gian thì sẽ thấy các triệu chứng được thuyên giảm rõ rệt.
12. Trị ho ra máu, ho gà, cao huyết áp
Bài thuốc này còn có thể phát huy hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người. Dùng khoảng tầm 15g đến 30g cây sài đất đã được phơi khô. Sắc chung với nước, lọc ra lấy nước uống mỗi ngày.
Có thể uống thay trà, kiên trì sử dụng liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
13. Bài thuốc chữa viêm gan, vàng da
Dùng 10g sài đất khô, 10g nhân trần và 5g kim ngân hoa. Rửa sạch các vị thuốc, để cho ráo nước rồi sau đó mang đi nấu. Lọc lấy nước uống, mỗi ngày dùng khoảng 4 đến 5 lần hoặc hơn.
Sắc bao nhiêu uống hết bấy nhiêu, tránh để qua đêm.
Khi sử dụng cây sài đất cần lưu ý điều gì?
- Mức độ tương tác có thể xảy ra: Nếu cơ thể bị dị ứng với các thành phần của dược liệu, nên tạm ngưng và đến bệnh viện kiểm tra
- Mức độ an toàn của cây sài đất: Hiện không có kết quả nghiên cứu y khoa nào nói đến tính an toàn khi dùng cho phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không nên dùng thuốc để qua đêm, vì như vậy tác dụng của thuốc cũng đã bị giảm.
- Sử dụng liều lượng vừa đủ, hợp lý và không nên lạm dụng.
- Cần chú ý việc bảo quản thuốc, tránh để ẩm mốc, hư hỏng.
- Nếu muốn đắp sài đất nhưng sợ da nhạy cảm, ta có thể thử đắp lên tay trước, nếu trong khoảng 24 giờ không có triệu chứng nào xuất hiện thì ta có thể dùng được.
- Nên mua dược liệu ở những nơi uy tín để đảm bảo được chất lượng.
>>Xem thêm video: Sài đất: Vừa làm rau thơm, vừa làm thuốc quý, đặc biệt với trẻ em
Pingback: Cây ngải cứu trị bệnh gì?6 món ăn bồi bổ cơ thể từ ngải cứu