Được mệnh danh là “siêu thực phẩm mùa đông”, thế nhưng khoai môn lại được khuyên phải tránh xa đối với một số người. Vậy thực chất ăn khoai môn có tốt không, hãy cùng Vườn Nhiên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>Xem thêm: 7 lợi ích của khoai tây và bí quyết bảo quản trong nhiều tháng
1. Củ khoai môn là gì?
Khoai môn là một trong những loại thực phẩm được trồng rộng rãi hiện nay và khoai môn thuộc nhóm cây lâu năm của vùng nhiệt đới. Cây khoai môn thường được trồng chủ yếu để lấy củ. Củ khoai môn cũng chính là thân rễ của cây khoai môn, hay còn được gọi là thân giả.
Củ khoai môn có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau với lớp vỏ bên ngoài sần sùi, có nhiều vân ngang bao quanh thân củ. Lá khoai môn to, có kích thước lên tới 40cm x 24.8cm, được mọc từ thân rễ, lá có màu xanh đậm ở mặt trên và màu xanh nhạt ở mặt dưới. Cuống lá dài khoảng 0.80- 1.2m với đường kính đến 25cm. Hoa có kích thước khoảng 8mm và có màu trắng.
2. Ăn khoai môn có tốt không?
Khoai môn là một trong những món ăn quen thuộc của người Viêt và có giá trị dinh dưỡng cao, giàu tinh bột và vitamin, rất thích hợp khi được sử dụng vào mùa đông. Để hiểu rõ ăn khoai môn có tốt không, hãy cùng Nhiên tìm hiểu những công dụng của nó đối với sức khỏe của chúng ta nhé!
Bổ sung canxi
Hàm lượng canxi có trong khoai môn tương đối cao. Khoai môn cũng có thể cải thiện tinh trạng thiếu canxi ở trong cơ thể và giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh loãng xương.
Ngoài ra, khoai môn cũng chứa một lượng lớn magie, thúc đẩy sự hấp thụ canxi trong cơ thể.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Ăn khoai môn cũng có tác dụng rất tốt trong việc giúp cải thiện khả năng miễn dịch, đặc biệt nó cũng có thể làm giảm bệnh hạch bạch huyết. Vì protein chất nhầy có trong khoai môn đi vào cơ thể có thể giúp sản xuất globulin giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, củ khoai môn cũng có thể ngăn ngừa ung thư và giúp hỗ trợ điều trị ung thư ở một mức độ nhất định, rất có lợi cho sức khỏe.
Giảm cân
Khoai môn cũng tương đối ít calo và có chứa nhiều chất cellulose, không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường cảm giác no mà còn có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo, rất phù hợp cho những người muốn giảm cân.
Chữa táo bón
Khoai môn rất giàu chất xơ, có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa và giúp bài tiết phân, từ đó ngăn ngừa và cải thiện táo bón.
Bảo vệ răng
Ăn khoai môn thường xuyên cũng giúp bảo vệ răng của bạn vì chúng có chứa nhiều flo, chất này là một trong những thành phần quan trọng của răng. Ăn khoai môn đúng cách sẽ có thể làm sáng răng và ngừa sâu răng hiệu quả.
Như vậy, khoai môn cũng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số người mắc bệnh hoặc ăn khoai môn không đúng cách, không đúng thời điểm, thực phẩm này cũng có thể gây ra những nguy hại khôn lường. Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này nhé.
3. Những người nên tránh xa khoai môn
Mặc dù khoai môn rất giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng có thể ăn nó, đặc biệt là 4 kiểu người sau đây:
Bị đờm
Khoai môn không được khuyến cáo dành cho những người bị đờm. Điều này là do có nhiều nước ép khoai môn, và những người bị đờm thường ăn nó, điều này dễ dàng làm tăng hàm lượng đờm trong cơ thể và cản trở sự phục hồi của bệnh.
Dị ứng
Những người bị dị ứng cũng được khuyến cáo là không nên ăn khoai môn. Ví dụ, những người bị nổi mề đay, hen suyễn, chàm hoặc viêm mũi dị ứng nên ăn càng ít càng tốt, nếu không nó có thể gây ra phản ứng dị ứng đường hô hấp và dị ứng da.
Tiểu đường
Tinh bột khoai môn có hàm lượng đường cao, và bệnh nhân tiểu đường nếu ăn quá nhiều, có thể làm cho lượng đường trong máu tăng lên, rất không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Trẻ nhỏ
Tiêu hóa khoai môn tương đối chậm. Những người mắc chứng khó tiêu nên ăn ít khoai môn. Đặc biệt là trẻ có dạ dày yếu cần chú ý nhiều hơn.
Người bình thường cũng chú ý ăn khoai lang đúng cách
Đối với những người bình thường cũng cần phải chú ý đến lượng khoai môn tiêu thụ, nên kiểm soát nó tâm khoảng 100 gram mỗi ngày. Khi nấu khoai môn, cần sử dụng nhiều phương pháp hơn như nấu và hầm, sẽ giúp giữ lại được nhiều dinh dưỡng hơn phương pháp chiên và rang.
4. Các món ăn từ khoai môn
Khoai môn có vị bùi béo, rất dễ ăn và trở thành thực phẩm ưa chuộng trong bữa cơm gia đình. Hãy để Vườn Nhiên gợi ý cho bạn một vài món ăn ngon từ khoai môn như:
Khoai môn bọc tôm và bọc trứng cút chiên
Đây là một trong những món khai vị dù là trẻ nhỏ hay người lớn cũng đều cảm thấy thích khi ăn. Lớp vỏ chiên chín vàng bên ngoài và giòn rụm cùng với vị bùi bùi của khoai môn và vị dai của thịt tôm hoặc vị béo của trứng cút, chấm cùng với tương ớt thì còn gì tuyệt bằng.
Canh khoai môn
Vị ngọt thơm từ xương heo được hầm, kết với vị bùi ngọt của khoai môn là món canh không thể thiếu trong bữa cơm của bạn. Món canh này rất dễ ăn và ngon hơn khi bạn ăn nóng.
Lẩu bò khoai môn
Vào những ngày trời âm u, se lạnh làm ngay nồi lẩu bò khoai môn thì tuyệt. Vị ngọt và thơm đặc trưng từ thịt bò kết hợp hoàn hảo với vị bùi ngọt của khoai môn, thoang thoảng một chút vị của chao, đậm đà khó quên.
Chè khoai môn
Những ai yêu thích đồ ngọt thì khó lòng bỏ qua món chè khoai môn theo công thức mà Điện máy XANH gợi ý ngay đây. Vị ngọt vừa phải mà vẫn cảm nhận được vị bùi ngọt vốn có của khoai môn, hòa lẫn với vị béo của cốt dừa và dai dai của bột năng.
Kem chanh dây khoai môn
Nếu không thích vị ngọt của chè, bạn cũng có thể làm kem chanh dây khoai môn. Kem mịn, mát lạnh kèm với vị chua, thơm nhẹ từ chanh dây và nhất là vị bùi ngọt của khoai môn, làm cho món kem này trở nên hấp dẫn hơn vẻ bề ngoài của nó đấy.
>>Xem thêm video: Cách nấu chè Khoai môn bí đỏ và củ năng cực hấp dẫn ai cũng mê
Món dân dã mà xem qua thôi đã chảy nước miếng.