Xưa nay, rau má đã được dân ta sử dụng nhiều làm rau ăn, xay lấy nước uống và dùng như thuốc chữa bệnh. Có thể nói, trong dân gian có một loại thần dược từ cây rau má với khả năng chữa được nhiều bệnh như: sốt nóng, mụn nhọt, thiếu sữa sau sinh, táo bón, rôm sảy, nhuận gan mật, hư lao, bí tiểu tiện…
Cây rau má là gì?
Rau má (tên tiếng Anh là Centella asiatica) bắt nguồn ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á. Rau má sinh trưởng mạnh xung quanh các ao hồ, đầm lầy, những nơi có nước, thường bò lan rộng, ôm trọn mặt đất hoặc các bề mặt nước. Đây là một loại rau ăn sống, là vị thuốc Đông y vô cùng phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác.
Rau má được dùng trong y học trong hàng ngàn năm nay. Giới y học vì thế có thể đúc kết được những khả năng thần dược từ cây rau má. Qua nhiều thời đại, rau má nổi tiếng với khả năng nâng cao tuổi thọ cho con người và được xem là “suối nguồn tuổi trẻ”.
Tại Ấn Độ, rau má được người dân xứ này sử dụng để chữa lành các vết thương cũng như vết loét, các bệnh ngoài da, kể cả bệnh phong hủi.
Ngoài ra, rau má còn được xem như một loại thuốc bổ mang lại sức sống cho hệ thống các dây thần kinh cũng như não bộ, do đó có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện trí nhớ, tinh thần, đặc biệt là ở người già. Tại Trung Quốc, cây rau má dùng chủ yếu để điều trị triệu chứng sốt và các bệnh thường gặp về đường hô hấp.
Ngoài ra, rau má còn được xem như một loại thuốc bổ mang lại sức sống cho hệ thống các dây thần kinh cũng như não bộ, do đó có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện trí nhớ, tinh thần, đặc biệt là ở người già. Tại Trung Quốc, cây rau má dùng chủ yếu để điều trị triệu chứng sốt và các bệnh thường gặp về đường hô hấp.
Còn tại Mỹ, ngay từ thế kỷ XIX, người ta đã chiết xuất Rau má thành nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị các bệnh liên quan đến da.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới về cây rau má đã khẳng định những tình năng thần dược từ cây rau má: Rau má có thể hỗ trợ nhận thức lẫn trí nhớ, đồng thời có tác dụng cực kỳ tốt trong quá trình điều trị bệnh giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch mạn tính, lưu thông tuần hoàn máu đến các chi.
Loại thuốc quý này có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh xơ cứng bì, một trong những bệnh đặc trưng bởi cơn đau khớp, xơ cứng ở da và các mô liên kết. Các chế phẩm thuốc bôi được chiết xuất từ cây rau má có thể giúp chữa lành những vết thương nhỏ, các tổn thương da từ bệnh vẩy nến và góp phần làm mờ các vết sẹo trên cơ thể sau khi phẫu thuật.
Khả năng tuyệt vời của thần dược từ cây rau má
Hạ sốt
Để có thể hạ sốt cho trẻ em, người ta rửa sạch rau má, vò nát, sau đó đổ xâm xấp nước và đun sôi nhỏ lửa trong vòng 15 phút, rồi từ từ chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một giờ đồng hồ lại cho trẻ uống một vài thìa. Trẻ sẽ từ từ giảm cơn sốt.
Tăng cường trí nhớ
Đây cũng là một khả năng nữa mang tính thần dược từ cây rau má. Lá rau má đem sấy khô rồi tán bột, sau đó uống chung với sữa với một lượng mỗi ngày 3-5 gam sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh cực kỳ tốt đối với những người mắc phải các bệnh suy giảm thị lực và trí nhớ.
Tốt cho người mắc bệnh tim mạch
Rau má có tác dụng giúp giảm sưng, cải thiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt với những bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch. Đối với người thừa cân, xơ vữa động mạch máu, khi ăn rau má trong một thời gian lâu dài sẽ có khả năng giảm được lượng cholesterol trong máu, nhờ đó các mạch máu bắt đầu mềm mại trở lại, góp phần hạn chế tối đa những tai biến từ việc xơ vữa động mạch máu. Với những công dụng này, người già, người mắc bệnh tim mạch hẳn sẽ không thể thờ ơ trước khả năng như thần dược từ cây rau má.
Làm đẹp da
Rau má không chỉ mát, bổ dưỡng mà còn có công dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả. Đặc biệt đối với chị em, thần dược từ cây rau má mang đến những lợi ích kỳ diệu đối với làn da phụ nữ. Nước rau má giúp dưỡng ẩm cho da và làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện hệ tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Không chỉ giúp ích cho việc thanh lọc cơ thể, rau má còn làm mát da, trị các vết sẹo lẫn mụn trên da.
Làm lành vết thương
Rau má mang trong mình một loại hóa chất có tên gọi triterpenoidscó với công dụng tăng tốc độ chữa lành các vết thương, tăng cường các chất chống oxy hóa ngay tại vị trí của vết thương, đồng thời tăng cường da, tăng cung cấp máu cho những khu vực bị thương trong cơ thể.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Triterpenoids trong cây rau má là một chất có khả năng giảm thiểu lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần đối với một số người. Ngoài ra, trong dân gian Việt Nam, các thầy lang còn dùng rau má để chữa trị bệnh vẩy nến, nhiễm trùng đường hô hấp, eczema, các bệnh viêm loét, viêm gan, cảm lạnh, động kinh, sốt, hen suyễn, mệt mỏi, và cả bệnh giang mai…
Không chỉ vậy, rau má còn thể điều trị mất ngủ, chứngxơ cứng bì, bệnh ung thư, những rối loạn tuần hoàn, mất trí nhớ, tăng huyết áp, nhanh liền sẹo và giảm các nốt cục xuấ hiện trên da cellulite.
Một số bài thuốc từ rau má
Chữa mụn nhọt
Rau má 50gr lá gấc 50gr. Cách sử dụng: Rửa cả hai thứ lá cho thật sạch, giã nhuyễn, cho một ít muối vào và trộn đều, sau đó đắp lên chỗ bị đau và băng lại. Ngày thực hiện thay thuốc hai lần. Đắp đến khi hết mụn
Chữa vàng mắt, vàng da,
Rau má 50gr, lá ngải cứu 50gr. Đem cả hai thứ rửa thật sạch và nấu uống thay nước hàng ngày bạn sẽ thấy ngay tính năng như thần dược từ cây rau má
Trị kiết lỵ
Bài 1 (rau má 150gr, muối ăn 10gr). Rửa sạch rau má, để ráo nước rồi cho vào cối sạch, bỏ muối và giã thật nhuyễn. Sau đó chế thêm vào một chén nước sôi, khuấy đều, để cho lắng lại rồi gạn lấy nước trong mà uống. Người lớn có thể uống hết một lần, trẻ em tuỳ theo đôh tuổi mà có thể giảm bớt liều lượng. Trong quá trình uống thuốc nên ăn cháo, kiêng các món khó tiêu, mỡ động vật, thức ăn tanh, nóng, cay.
Bài 2, 4 loại rau má, rễ mơ lông, rễ cỏ may, rễ ngải cứu với liều lượng bằng nhau khoảng 100gr, sao cho vàng, sau đó hạ thổ rồi sắc uống 2 lần/ngày đến lúc khỏi bệnh,
Nếu kiên trì điều trị bệnh kiết lỵ theo cách này, chúng ta sẽ không thể không công nhận khả năng chữa bệnh như thần dược từ cây rau má.
Chữa triệu chứng chảy máu cam
Rau má đem giã thật nhỏ, vắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ ngày trong 5 ngày liên tiếp.
Điều trị sốt xuất huyết nhẹ tại nhà
Rau má 30gr, lá và hoa mã đề 20gr, cỏ nhọ nồi 30gr, (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị này rửa thật sạch, giã nhuyễn, cho nước sôi vào vắt nước uống, hoặc sắc uống.
Rôm sẩy không chỉ đơn thuần gây ngứa ngáy khó chịu cho cơ thể mà còn có khả năng gây ra những biến chứng như viêm cầu thận hoặc nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm. Đông y có một số bài thuốc trị bệnh rôm sảy mang lại những kết quả tốt.
Tác dụng không mong muốn có thể có khi dùng cây rau má
Trong một số trường hợp, cây rau má có thể làm tăng lượng cholesterol cũng như lượng đường trong máu. Do vậy, những người có hàm lượng cholesterol cao và mắc chứng tiểu đường không nên lạm dụng rau má quá nhiều.
Thần dược từ cây rau má này còn có một tác dụng phụ không mong muốn là có thể gây sảy thai trong trường hợp dùng quá liệu trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú cũng nên hạn chế sử dụng loại rau này.
Rau má có thể tác dụng với các loại thuốc gây buồn ngủ, thuốc chống co giật, thuốc chống mất ngủ, và các loại thuốc chống lại bệnh trầm cảm.Rau có cũng có thể làm giảm bớt hiệu quả của insulin, thuốc tiểu đường uống khác và các loại thuốc hạ nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Có thể nói, thần dược từ cây rau má là có thật, song khi sử dụng loại thảo mộc này, đặc biệt là sử dụng quá nhiều, cũng có những trường hợp gây ra những tác dụng không mong muốn. Quan trọng là khi dùng bất cứ một liệu pháp nào, kể cả những liệu pháp dân gian hoàn toàn tự nhiên, bạn cũng nên thường xuyên quan sát, theo dõi các phản ứng của cơ thể trong suốt quá trình điều trị để kịp thời xử lý khi có vấn đề khác thường.
Video: Cùng chuyên gia nói về khả năng chữa bệnh như thần dược từ cây rau má
Pingback: 20 tác dụng của xà lách xoong "thần dược của người nghèo"
Pingback: Rau đắng trị bệnh gì? Hướng dẫn ăn rau đắng đúng cách