Khoai lang vốn là loại củ quen thuộc với mọi người thế nhưng rau lang (hay rau khoai lang) thì không phải ai cũng biết những tác dụng thần kỳ cũng như các giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Hãy cùng Vườn Nhiên khám phá những tác dụng của rau lang qua bài viết dưới đây nhé!
>>Xem thêm: Bất ngờ với 12 tác dụng của rau muống khiến bạn an tâm ăn mỗi ngày
Dinh dưỡng có trong rau lang
Rau lang còn có nhiều tên gọi khác nhau như: cam thử, phiên chử hay thân thuộc nhất là rau lang. Trong y học cổ truyền, rau lang đã được coi là một vị thuốc có tính bình, vị ngọt, không độc, ích khí hư, chữa tỳ hư, bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi mật….
Rau lang là loại rau dễ trồng, sớm được thu hoach. Chỉ cần cắm dây xuống đất là có thể lên cây. Loại rau này được trồng phổ biến tại Việt Nam. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng dinh dưỡng mà rau lang mang lại còn tốt hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Ví dụ: Vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần và viboflavin cao gấp 10 lần.
11 tác dụng của rau lang với sức khỏe
Rau lang không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng, giàu chất xơ mà loại rau này còn có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.
1. Rau lang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Rau lang có tác dụng thanh nhiệt và làm mát cơ thể một cách hiểu quả. Đặc biệt, loại rau này có rất nhiều chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
2. Rau lang phòng bệnh tiểu đường
Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Không những thế, đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
3. Rau lang chứa Protein đặc biệt chống oxy hóa
Theo như các nghiên cứu khoa hoc cho thấy, rau lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione – một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể.
4. Rau lang chống béo phì nhờ ít tinh bột, nhiều chất xơ
Rau lang chứa ít tinh bột, nhiều chất xơ rất tốt cho chế độ giảm cân, chống béo phì. Bản thân loại rau này đã cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, giảm thèm ăn.
5. Rau lang ngừa táo bón
Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên rất có ích cho cơ thể trong việc giúp nhuận tràng. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa bệnh táo bón.
6. Trị buồn nôn, ốm nghén
Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
7. Rau lang có tác dụng gì trong việc làm khỏe da, sáng mắt
Theo các nhà khoa học, trong 100g rau lang có chứa 11mg vitamin C – đây là chất giúp tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, săn chắc, căng đầy sức sống.
Không chỉ vậy, thành phần lutein, beta carotene và zeaxanthin có trong loại rau này còn giúp chúng ta duy trì đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Lutein và zeaxanthin là các dưỡng chất phân bố rộng rãi trong các mô tế bào thần kinh mắt. Chúng còn tập trung ở khu vực điểm vàng của võng mạc. Có nhiệm vụ lọc ánh sáng xanh gây hại cho mắt. Đồng thời còn có khả năng ngăn chặn quá trình ôxy hoá ở các cơ thần kinh mắt. Do vậy, rau lang còn có công dụng diệu kỳ giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác.
8. Chữa yếu sinh lý
Nam giới có thể bổ sung sức khỏe với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà đều tốt. Mỗi tuần ăn 2 lần.
9. Rau lang có tác dụng trong viêc chữa cảm sốt mùa nóng
Nấu rau lang với cải bẹ xanh và ăn thay cơm có thể giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.
Hoặc rau lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
10. Chữa viêm khớp, thấp khớp
Rau lang có chứa chất beta cryptoxanthin, đây là một chất có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như viêm khớp, thấp khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương. Những người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng ăn rau lang để trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn.
11. Trị chứng thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Củ khoai lang và rau lang là vị thuốc phòng và chữa bệnh thận âm hư đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.
Với công dụng này bạn dùng rau lang tươi non sắc cùng mai rùa, sắc kỹ lấy nước uống trong thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
Một số món ăn từ rau lang
Có rất nhiều cách chế biến rau lang. Ngon nhất và đầy đủ dinh dưỡng nhất là món rau lang xào với thịt hoặc hải sản.
Nộm rau lang giòn ngon vừa miệng
Nguyên liệu
- Thịt ba chỉ, tôm tươi
- Ngọn rau khoai lang
- Vừng, lạc rang vàng
- Khế chua, chanh, ớt , tỏi.
- Gia vị : giấm, đường, nước mắm,…
Cách làm
- Rau lang nên lựa những ngọn mập, non, xanh, ngắt cọng khoảng 5-6cm, rồi rửa qua nước sạch sau đó ngâm với nước vo gạo, rửa sạch lại lần nữa.
- Luộc ngọn rau lang đến khi vừa chín tới, sau đó vớt ra và thả ngay vào nước lạnh tầm 3 – 5 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Tôm tươi cho vào chảo, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước.
- Thịt ba chỉ đem luộc chín, thái lát mỏng ướp cùng giấm.
- Tỏi , ớt băm nhuyễn, khế thái mỏng.
- Hòa nửa chén nước đun sôi để nguội cùng đường, giấm, nước mắm cùng nước cốt chanh, tỏi và ớt đã băm nhuyễn. Nếm thử cho vừa ăn rồi đổ nước mắm đã pha vào cùng rau lang, tôm, thịt , khế, vừng, lạc đã phi vàng. Trộn đều tay cho ngấm gia vị.
Rau khoai lang xào thịt bò
Nguyên liệu:
- Lòng gà: 200 gram
- Rau khoai lang: 1 bó
- Hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu
- Tỏi băm: 1 muỗng canh
- Rau lang xào lòng gà – cho món rau lang xào thêm phong phú.
Cách làm:
- Rau lang nhặt sạch.
- Ướp lòng gà với nửa muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe tỏi băm, một chút tiêu, tất cả để thấm trong 10 phút.
- Cho dầu vào chảo phi thơm tỏi, cho lòng gà vào xào chín với lửa lớn rồi để riêng.
- Phi thơm tỏi một lần nữa, cho rau vào xào nhanh tay với lửa lớn nêm thêm 1 muỗng cafe hạt nêm, một chút nước mắm và đường cho vừa ăn. Cho phần lòng gà đã xào vào đảo đều cho đến khi rau lang vừa chín tới.
- Dọn ra dùng nóng với cơm.
>>Xem thêm: Cách Làm Nộm Rau Lang Mới Lạ, Giòn Ngon,Mẹo Giữ Màu Xanh Độ Giòn Sần Sật
Lưu ý khi dùng Rau lang để khỏi “gây độc” cho cơ thể
- Nên ăn rau lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn cùng với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Không ăn rau lang quá nhiều và quá thường xuyên bởi loại rau này chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
- Không ăn rau lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.
- Nếu muốn nhuận tràng thì nên ăn rau lang tươi luộc chín, không nên ăn rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.
Rau lang không những ngon mà còn rất bổ dưỡng, chứa nhiều chất khoang và vitamin có công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên do trong rau chứa nhiều canxi nên không nên ăn quá nhiều bởi nó có thể là nguyên nhân gây sỏi thận, đồng thời lúc đói cũng không nên ăn loại rau này vì nó sẽ làm đường huyết hạ xuống mức thấp hơn, nguy hiểm tới sức khỏe.
Pingback: 8 tác dụng của rau cải xanh và một số tác hại