Ngải cứu vừa là một loại rau vừa là vị thuốc quý chữa đa bệnh, tốt cho sức khỏe, ít loại rau dại nào sánh bằng. Cùng Vườn Nhiên khám phá cây ngải cứu trị bệnh gì và những bài thuốc, món ăn từ ngải cứu nhé!
>>Xem thêm: 13 tác dụng của cây sài đất và cách dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa
Nhận biết cây ngải cứu
Cây ngải cứu là loại rau ăn được, tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ Cúc. Thân cây có nhiều rãnh dọc nhỏ, không có cuống, lá thường mọc so le nhau, mặt trên của lá có màu xanh sẫm, mặt dưới thì có màu trắng ngà, có nhiều lông tơ nhỏ. Ngải cứu là một loại rau dại rất dễ sống, cây này được trồng để vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc.
Trong dân gian, loại thảo dược này có nhiều tên gọi khác nhau, theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), cây ngải cứu khi đã được phơi khô thì được gọi là ngải diệp. Đem nghiền thành bột, rây ra lấy phần lông tơ trắng, tơi thì được gọi là ngải nhung. Ngoài ra, do có tác dụng chữa bệnh rất hay nên còn gọi là cây thuốc cứu.
Cây ngải cứu trị bệnh gì?
Theo Đông y, cây ngải cứu được xem lầ một vị thuốc đa công dụng, chữa đa bệnh. Chúng có mặt trong các bài thuốc dân gian giúp bổ máu, điều kinh, hỗ trợ điều trị đau xương khớp, chữa suy nhược cơ thể,… Sau đây, Vườn Nhiên mời bạn tham khảo một số công dụng chữa bệnh từ ngải cứu:
1. Ngải cứu làm thuốc điều kinh
Chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không ổn định thì ngãi cứu chính là giải pháp vô cùng hiệu quả. Cách chữa rong kinh bằng ngải cứu đơn giản như sau:
Lấy 100g ngải cứu khô, sắc chung với 1 lít nước. Đun sôi với lửa vừa, cạn còn 300ml thì tắt bếp, lọc ra lấy nước uống. Nước ngải cứu có vị đắng, nếu cảm thấy khó uống có thể thêm một ít đường sẽ dễ uống hơn.
Mỗi ngày uống 2 lần, sử dụng đều đặn từ 1 tuần trở đi sẽ thấy hiệu quả. Chị em vừa uống ngải cứu, vừa có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh thức đêm, giải tỏa tâm lý để chu kỳ kinh bình thường trở lại.
2. Ăn rau ngải cứu giúp an thai
Đối với phụ nữ đang mang thai, khi gặp phải các triệu chứng như đau bụng, chảy máu thì ta có thể áp dụng bài thuốc này có thể giúp thai ổn định. Bài thuốc giúp an thai từ ngải cứu áp dụng cho thai kỳ từ 3 tháng trở lên:
Sử dụng 20g ngải cứu khô, 15g lá tía tô đem đi sắc với nước để uống. Chia uống 2 lần/ngày. Đây là một bài thuốc có công dụng giúp hỗ trợ an thai rất tốt cho mẹ bầu. Đối với thai từ 3 tháng trở đi, nếu sử dụng điều độ mỗi ngày và hợp lý. Cây ngải cứu không có khả năng gây kích thích cho tử cung, do đó không làm sảy thai hoặc sinh non.
3. Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu
Giống như cây lá lứt (cây cúc tần), cây ngải cứu là một vị thuốc có tác dụng giúp cầm máu rất tốt. Có thể sử dụng sơ cứu trong tình những huống khẩn cấp như rắn cắn, chấn thương chảy máu, đứt tay, chân,…
Khi bị chảy máu, ta có thể giã nát lá ngải cứu tươi, sau đó thêm vào một chút muối để đắp lên miệng vết thương. Cách này có thể hỗ trợ cầm máu, sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau rấtt hiệu quả.
Cách dùng cây ngải cứu cầm máu chỉ là một giải pháp tức thời trong tình huống nguy cấp. Sau khi sơ cứu, bạn cần đưa người gặp nạn đến trạm xá gần nhất để xem xét vết thương.
4. Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa, mề đay
Nhờ có tính sát khuẩn cao, cây ngải cứu còn có tác dụng chống viêm, giúp loại bỏ mề đay, ngăn hình thành viêm mụn, mẩn ngứa cũng như các căn bệnh ngoài da khác do vi khuẩn, nấm gây ra.
Rửa sạch cây ngải cứu tươi, để ráo nước, sau đó đem đi giã nát để đắp mặt, để mặt nạ khoảng 15 phút là có thể rửa sạch lại với nước. Mặt nạ làm từ cây ngải cứu giúp làm đẹp da rất hiệu quả, nếu kiên trì đắp mặt nạ thường xuyên, bạn sẽ có một làn da hồng hào và trắng sáng.
5. Ngải cứu chữa đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa
Với những bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức xương khớp, đi đứng khó khăn, đau thần kinh tọa,… hoàn toàn có thể áp dụng bài thuốc giảm đau nhức đơn giản từ cây ngải cứu.
Bài thuốc 1: 300g ngải cứu, đem đi rửa sạch, sau đó giã nát, chắt lấy nước rồi hòa chung với 2 muỗng mật ong. Mỗi ngày sử dụng 2 lần cho buổi trưa và chiều. Kiên trì sử dụng ít nhất 1 tháng, các triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm một cách rõ rệt.
Bài thuốc 2: Lá ngải cứu, cây cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ lượng bằng nhau, đem rang muối, lúc còn nóng bọc lại, đắp vào chỗ đau nhức, cách 2 ngày đắp 1 lần. Làm kiên trì sẽ giảm đau nhức hiệu quả.
6. Ngải cứu trứng gà giúp lưu thông máu lên não
Trứng gà chiên cùng với ngải cứu là một món ăn rất bổ dưỡng, đặc biệt là rất tốt đối với người bị thiếu máu, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ không rõ lý do. Ăn món này có tác dụng giúp tăng tuần hoàn máu lên não, chấm dứt tình trạng đau đầu, mệt mỏi, uể oải.
Tùy theo khẩu phần ăn mà bạn cần chuẩn bị ngải cứu lượng vừa đủ. Mang rau rửa sạch sau đó thái nhỏ, thêm vào 2 quả trứng gà, đánh đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt lại, nêm nếm gia vị để hợp khẩu vị hơn. Đem chiên đến khi trứng chín vàng là có thể dùng. Ăn thường xuyên để thấy hiệu quả.
7. Ngải cứu trị suy nhược cơ thể, kém ăn
Chuẩn bị: 200g ngải cứu, 20g kỷ tử, 2 trái lê, nửa con gà ác, 10g đương quy. Sơ chế tất cả nguyên liệu trên, sau đó để vào nồi hầm. Hầm chung với 500ml nước trên lửa nhỏ, trong quá trình nấu có thể nêm nếm thêm gia vị để vừa miệng.
Hầm cho đến khi nhừ thì tắt bếp, chia làm 4 đến 5 phần ăn trong ngày. Sử dụng liên tục từ 1 đến 2 tuần cơ thể sẽ thấy sinh khí dồi dào trở lại, ăn thấy ngon miệng hơn.
8. Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
Chuẩn bị: Ngải cứu 300g, khuynh diệp 100g, kinh giới 100g, trần bì 100g (có thể thay bằng vỏ bưởi hoặc vỏ cam), lá chanh 100g. Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó nấu chung với 2 lít nước, trong khoảng 15 đến 20 phút, rồi nhấc xuống, mang đi xông khoảng 20 phút.
Ngoài ra, còn có thể áp dụng bài thuốc khác: 100g ngải cứu, 100g rau tần dày lá, 100g tía tô, 50g lá sả. Nấu nước uống, dùng liên tục từ 3 đến 5 ngày, các triệu chứng ho, cảm cúm, đau đầu,… sẽ thuyên giảm đáng kể.
Một số bài thuốc từ ngải cứu cho phụ nữ
Bài thuốc từ ngải cứu điều trị chứng vô sinh ở phụ nữ do tử cung lạnh
Nguyên liệu:
Các nguyên liệu sau đây có thể gia giảm tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý:
- Thục địa.
- Hương phụ.
- Ngải cứu.
- Đương quy.
- Xuyên khung.
- Bạch thược.
Cách dùng:
Đem các vị thuốc trên tán nhuyễn thành bột, sau đó vo thành các viên nhỏ, mỗi ngày sử dụng khoảng 12g đến 16g, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc từ ngải cứu điều trị đau bụng và đi ra máu ở thai phụ
Nguyên liệu:
- 16g ngải cứu.
- 16g lá tía tô.
Bài thuốc:
Rửa sạch lá tía tô và ngải cứu, sắc với 1 lít nước, đun với lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp. Có thể chia ra làm 3 hoặc 4 lần uống trong ngày.
Bài thuốc từ ngải cứu điều trị xuất huyết ở tử cung do hư hàn
Nguyên liệu:
- 16g a giao (cao da lừa).
- 8g ngải cứu.
Bài thuốc:
Rửa sạch cây ngải cứu, để ráo nước rồi cho vào ấm sắc. Sau khi nước sôi thì chắt nước ra, pha vào 1 ít a giao, khuấy đều lên cho tan ra.
Nên uống khi thuốc còn nóng, mỗi ngày sử dụng một lần. Nấu bao nhiêu uống hết bấy nhiêu, không bảo quản trong tủ lạnh hay đun đi đun lại nhiều lần.
Một số món ăn từ ngải cứu
Ngoài món gà hầm ngải cứu và trứng chiên ngải cứu đã đề cập ở trên, Vườn Nhiên xin giới thiệu đến bạn những món ăn từ ngải cứu giúp bồi bổ cơ thể cực tốt:
1. Óc heo chưng ngải cứu
Nguyên liệu :
– 1-2 cái óc heo
– Ngải cứu
– Hành tím
– Tiêu
-Gừng
– Hạt nêm
Cách làm:
– Óc heo cần làm sạch gân máu, rửa sạch với nước muối loãng.
– Ngải cứu đem rửa sạch, gừng thái sợi mỏng hoặc băm, hành tím băm nhỏ.
– Ướp óc với hạt nêm, tiêu, hành tím, gừng sau đó xếp ngải cứu xung quanh.
– Hấp cách thuỷ lửa nhỏ khoảng 15′-20′ là óc chín.
– Sử dụng khi còn ấm để có dinh dưỡng tốt nhất.
2. Trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Nguyên liệu:
– 5 quả trứng vịt lộn
– 1 nhánh gừng thái lát mỏng
– Ngải cứu 1 bó
Cách làm:
– Trứng mua về đem rửa sạch. Rau ngải cứu nhặt phấn lá non, loại bỏ lá già. Rau khi nhặt xong thì đem ngâm nước muối loãng 15 phút.
– Cho nồi lên bếp và cho khoảng 3 thìa dầu ăn, đợi dầu nóng thì ta cho rau ngải cứu vào và thêm 1 vài lát gừng, cho thêm hạt nêm.
– Đợi ngải cứu ngấm gia vị thì cho thêm 1 bát con nước vào nồi, đun sôi và đập trứng vịt lộn cho vào. Tiếp tục đun đến khi nước sôi trở lại thì vặn lửa nhỏ và hầm liu riu khoảng 10 phút. Sau đó nêm lại gia vị cho vừa miệng.
3. Sườn hầm ngải cứu
Nguyên liệu:
– Sườn heo: 500g
– Hành tím: 2 củ
– Ngải cứu: 1 bó
– 1 thìa súp hành tím băm, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa súp nước mắm, ½ thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê muối.
Cách làm:
– Sườn non mua về đem đi rửa sạch, có thể rửa cùng nước muối pha loãng để giúp khử mùi hôi, để ráo nước và đem chặt thành từng miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp sườn non với 1/2 hành băm, hạt nêm, muối, để 10 phút cho thấm gia vị. Ngải cứu nhặt phần ngọn, rửa sạch, vò lá cho bớt đắng.
– Bắc nồi lên bếp, làm nóng dầu ăn. Tiếp theo cho 1/2 số hành còn lại vào phi thơm, cho sườn vào xào săn lại, đổ 4 bát nước vào đun sôi, để lửa riu khoảng 20 phút. Cho ngải cứu vào đun sôi thêm 5 phút nữa, nêm muối, hạt nêm vừa ăn là có thể tắt bếp. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món ăn từ ngải cứu vô cùng bổ dưỡng
6. Lẩu gà ngải cứu
Nguyên liệu
– Một con gà khoảng 2kg (gà ta để có thịt ngon)
– 200g nấm hương
– 300g nấm kim châm
– Gói thuốc bắc nấu lẩu gà ( bạn ra tiệm tạp hóa, hay siêu thị đều có) – Tùy khẩu vị của bạn
-Khoảng 5 – 10 quả trứng vịt lộn
-Rau ngải cứu
– Váng đậu khô (tàu hũ ky)
– 5 bìa đậu non
– 1kg bún tươi
– Sả
– Rau ăn lẩu
– Muối, hạt nêm, sa tế.
Cách làm
– Bước 1: Gà làm sạch. Lọc hết các phần nhiều thịt để riêng ( đùi, ức, cánh gà), phần còn lại thì cho vào nồi nước trần qua cho sạch, sau đó cho gói thuốc bắc vào và bắt đầu ninh làm nước dùng. Phần thit gà, nên cắt miếng vừa ăn; cho muối và hạt nêm vào ướp khoảng 15 phút. Nấm kim châm, nấm hương làm sạch để ráo. Rau ngải cứu và những loại rau khác làm sạch, ngâm với nước muối loãng, sau đó để ráo. Váng đậu khô, chiên sơ với dầu
– Bước 2: Xào phần thịt gà và nấm với muối, tương ớt, hạt nêm, sả đập dập. Sau đó cho nước dùng vào. Lấy một ít nước dùng ( bước 1), cho vào một nồi nhỏ đun sôi lên, đập trứng vịt lộn vào, nấu tới khi chín. Sau đó đổ hết vào nồi đang nấu thịt gà phía trên. Thêm ít nấm, đậu hũ non, váng đậu khô. Các bạn nhớ nêm nếm nước lẩu cho thật vừa nhé.
– Bước 3: Dọn các loại rau ăn kèm ra đĩa (ngải cứu,…). Bún tươi trần qua nước sôi, để ra đĩa sạch. Đậu non cắt miếng vừa ăn, để ra đĩa sạch. Váng đậu khô. Nên đặt bếp lẩu ở giữa, khi sắp ăn ta cho thêm sa tế vào. Sau đó nhúng đồ ăn kèm và thưởng thức
Những lưu ý và tác dụng phụ có thể có của cây ngải cứu
Mặc dù cây ngải cứu là một loại rau lành tính đã được Đông y và y học hiện đại công nhận. Nhưng chúng ta vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Những người đang có vấn đề về huyết áp hoặc gan nên tham khảo tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng.
- Không kết hợp cùng với các loại thuốc chống viêm không có steroid, đặc biệt là Aspirin, đây là chất có thể làm suy giảm khả năng đông máu của thuốc.
- Đối với những người đang bị âm hư hoặc bị huyết nhiệt cần nên cẩn trọng khi sử dụng.
- Dùng khoa học, điều độ sẽ thấy kết quả tốt
- .Dù có mặt trong rất nhiều bài thuốc hỗ trợ cho phụ nữ mang thai, nhưng các mẹ lưu ý chỉ nên dùng ngải cứu khi thai kỳ từ 3 tháng trở lên. Ăn ngải cứu trong thời gian đầu mang thai có thể gây hưng phấn các cơ trong tử cung, khiến tử cung co bóp quá mức, có thể dẫn đến thai ra máu, nguy cơ sinh non cao.
>>Xem thêm video: Nước cải cứu- Cách làm đơn giản công dụng kỳ diệu đối với sức khỏe ít người biết.