Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) là loại thảo dược thần kỳ với vô vàn những công dụng chữa bệnh hữu hiệu, đặc biệt là trị ho, viêm họng, sốt cao, làm đẹp da, trị mụn. Vậy cụ thể cây cỏ mực trị bệnh gì? Cùng Vườn Nhiên tham khảo thêm những công dụng, bài thuốc tuyệt vời từ loài cây dại này nhé!
>>Xem thêm: Tác dụng của cây diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa) mọc hoang chữa bệnh tốt không ngờ
Tổng quan về cây cỏ mực
Cây cỏ mực là một loại cây dại mọc hoang và vô cùng quen thuộc với những người dân Việt Nam. Cây cỏ mực được xem như là một phương thuốc dân gian hiệu nghiệm được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống.
Vì sao có tên gọi cây “cỏ mực”
Cây cỏ mực còn được biết đến với những tên gọi khác như hàn liên thảo, kim lăng thảo. Tên tiếng anh của cây cỏ mực là Eclipta alba Hassk. Nhưng cái tên dân dã phổ và biến nhất mà người ta thường hay dùng để gọi loại cây này đó là cây nhọ nồi.
Lý do vì sao có tên gọi “cỏ mực”, đó là vì đặc điểm của cây khi bị vò nát thì sẽ chảy ra thứ nước có màu đen như màu mực. Ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là Ấn Độ và Java, cây cỏ mực được sử dụng như là một thứ nguyên liệu dùng để sản xuất các sản phẩm chất nhuộm đen tóc hoặc mỹ phẩm chăm sóc da.
Đặc điểm cây cỏ mực
Cây cỏ mực là loại cây cỏ, có tuổi thọ khá dài. Trung bình chúng có thể sống được hơn một năm và có thể dài hơn nếu như môi trường xung quanh thuận lợi. Dáng cây thường mọc kiểu thẳng đứng hoặc mọc bò. Chiều cao của cây phát triển ở mức trung bình khoảng 0.2m – 0.4m, trong đó có những trường hợp ghi nhận cây cao tới 0.8m.
Cỏ mực tươi
Đặc điểm của cỏ mực tươi là có vị ngọt chua không gắt. Cây không có độc tố nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Lá cây tươi có hình ngọn giáo, màu xanh lục, thân cây xanh ngả nâu và có hoa màu trắng.
Cỏ mực tươi giã nhuyễn được sử dụng phổ biến như một phương thuốc dân gian giúp cầm máu, trị ngứa, mề đay.
Cỏ mực khô
Ngoài dạng tươi, cỏ mực còn được chế biến thành dạng khô để tiện sử dụng. Khi phơi khô, cỏ mực sẽ có màu xanh đậm hơn lúc còn tươi. Cỏ mục khô dùng để sắc nước uống hàng ngày với liều lượng vừa phải.
Lưu ý: Cây cỏ mực khác cây mực (phèn đen), rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai vị thuốc này dẫn đến mua nhầm thuốc.
Cây cỏ mực mọc ở đâu?
Cây thuốc này phát triển phổ biến tại nhiều nước vùng Nam Á như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở Việt Nam, có thể dễ dàng tìm thấy cỏ mực xuất hiện ở ven đường, trên cánh đồng hay trong vườn nhà.
Cây cỏ mực trị bệnh gì?
1. Cây cỏ mực tốt cho gan
Trong lĩnh vực y học cổ truyền tại Ấn Độ, đã có nhiều kết quả công bố cho thấy sự hiệu nghiệm của cỏ mực trong việc cải thiện chức năng gan. Ngoài ra, loại cây này cũng giúp chữa trị các chứng bệnh điển hình về gan chứng vàng da, viêm gan,…
Cây cỏ mực còn là một phương thuốc bồi bổ cho gan cực kì hiệu quả. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm tương đương trên cơ thể động vật.
2. Cây cỏ mực chữa bệnh suy thận
Cây cỏ mực trị bệnh gì? Theo y học cổ truyền, cỏ mực là phương thuốc dân gian dùng để chữa chứng suy thận hiệu quả. Dùng cây cỏ mực chữa bệnh suy thận bởi vì đặc tính của loại cỏ này là có vị chua, tính hàn giúp thanh nhiệt, bồi thận âm và ổn định chức năng của thận.
3. Tác dụng kháng vi sinh vật của cây cỏ mực
Một trong những ứng dụng về mặt sức khỏe phổ biến nhất của vị thuốc này đó chính là được dùng như một loại thuốc chống nhiễm trùng, giúp kháng khuẩn.
Với khả năng chống lại tới 9 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả những loại như khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn vàng thì vị thuốc này thực sự là một phương thuốc dân gian chống nhiễm trùng cần được ứng dụng.
4. Cây cỏ mực giúp giảm đau
Trong các bài thuốc cổ truyền, cây cỏ mực thường được sử dụng để giúp làm giảm các cơn đau hoặc nhức buốt răng. Nhiều thí nghiệm được tiến hành tương đương trên các loài động vật đã cho thấy tác dụng giảm đau của cây cỏ mực tương đương với các loại thuốc giảm đau như codein và aspirin.
Nhờ các thành phần hóa học có chứa tinh chất ethanol và ancaloit là những chất cần thiết để làm giảm các cơn đau đột ngột. Khi bị đau răng mà không thể dùng thuốc vì những lý do bất khả kháng, bạn có thể áp dụng các bài thuốc cây cỏ mực chữa bệnh đau răng.
5. Cây cỏ mực chữa bệnh trĩ
Cây cỏ mực chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu nghiệm. Nó không chỉ có tác dụng làm giảm sưng, tiêu viêm, diệt vi khuẩn ở hậu môn trực tràng, mà còn giúp giảm tình trạng xuất huyết ở búi trĩ – nguyên nhân gây đau đớn cho bệnh nhân – và củng cố thêm sự chắc chắn của thành tĩnh mạch tại bộ phận này.
Ngoài ra, cỏ mực cũng có công dụng làm giảm bớt các tổn thương gây nên từ căn bệnh trĩ, giúp cải thiện phần hậu môn – trực tràng cho người bệnh.
6. Cây cỏ mực chữa bệnh đau dạ dày
Rất nhiều người chưa rõ cây cỏ mực trị bệnh gì. Trong Đông y, loại thảo dược này là một phương thuốc dân gian hiệu nghiệm dùng để điều trị các bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày,…
Theo Tây y, thành phần hóa học của nó chứa nhiều chất như tanin, flavonozit, carotene,… Đây là những chất có vai trò quan trọng giúp cây cỏ mực chữa bệnh về dạ dày rất tốt.
Khi sử dụng cỏ mực chữa bệnh dạ dày, sự tấn công của nhiều tác nhân nguy hiểm đối với dạ dày sẽ được ngăn chặn. Ngoài ra, cỏ mực là loại thảo dược sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng chảy máu dạ dày.
7. Cây cỏ mực chữa bệnh về đường hô hấp
Cây cỏ mực trị bệnh gì? Thành phần trong thân và lá cây có chứa chất làm tan đờm. Có thể sử dụng loại cây này để hỗ trợ điều trị các cơ ho dai dẳng do cảm lạnh, cúm bệnh hoặc các cơn ho xung huyết, các đợt nhiễm trùng ngực.
Với khả năng kháng vi sinh vật hiệu quả, cây cỏ mực cũng có tác dụng loại bỏ nhiễm trùng trong quá trình làm dịu đường niêm mạc phổi họng.
8. Tác dụng làm đen tóc của cây cỏ mực
Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần cây nhọ nồi có chứa chất methanol là yếu tố thúc đẩy giúp tóc mọc và phát triển tốt. Chính vì vậy, cây cỏ mực được xem như một loại cỏ “tiềm năng” có thể giúp kích thích mọc tóc, làm đẹp đen tóc một cách tự nhiên và an toàn.
9. Cây cỏ mực giúp phòng ngừa ung thư
Tác dụng của cây cỏ mực trong phòng ngừa ung thư đã được các nhà thực vật học nghiên cứu. Trong một vài trường hợp, cỏ mực thực sự đã có tác động đáng kể đến việc chống ung thư với riêng dây chuyền tế bào ung thư gan.
Chiết xuất cồn trong thành phần từ lá cỏ mực cũng được nghiên cứu là có tác dụng kiềm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư và loại bỏ các tác động của chúng trên cơ thể người. Hơn nữa, với tác động làm vỡ các phân tử ADN để loại bỏ sự sống của tế bào ung thư.
10. Tác dụng làm giảm nhiễm trùng bàng quang
Với số lượng chất chống vi khuẩn lớn có trong thành phần c cỏ mực, loài thảo dược này đã được người Ấn Độ ứng dụng từ lâu vào các bài thuốc cổ truyền chuyên trị các chứng bệnh cũng như cải thiện chức năng của bàng quang.
Ngoài ra thì cỏ mực còn có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là kích thích giúp cho việc tiểu tiện được thuận lợi hơn. Nhiều người cho hay rằng, khả năng này của cỏ mực có tác dụng đáng kể hơn nhiều lần so với khi họ sử dụng giả dược cho cùng vấn đề.
11. Cây cỏ mực có tác dụng tốt cho mắt
Cỏ mực là loại thực vật giàu carotene. Đây là chất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Theo y học cổ truyền, tác dụng của cỏ mực đối với mắt người đó là vô hiệu hóa các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Ngoài ra cũng ngăn ngừa các bệnh lý phổ biến về mắt, như bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể.
12. Cây cỏ mực chữa bệnh tim mạch
Tác dụng của cây nhọ nồi với hệ tim mạch người đó là giúp giảm huyết áp và chỉ số cholesterol của cơ thể. Do đó, nhọ nồi thường được pha thành nước uống và sử dụng hàng ngày dành cho các bệnh nhân mắc các chứng về tim mạch. Hoặc những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý này cũng có thể sử dụng cỏ mực như một biện pháp phòng ngừa an toàn.
Một số bài thuốc chữa bệnh hay từ cây cỏ mực
1. Bài thuốc cây cỏ mực chữa bệnh nổi mề đay
Trong dân gian, bài thuốc dùng cây cỏ mực chữa bệnh nổi mề đay được lưu truyền khá phổ biến. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Một nắm lá cỏ mực.
- Lá khế
- Rau diếp cá.
- Dưa chuột.
- Lá nhài.
- Lá huyết dụ.
Tùy vào tình hình thực tế, có thể lược giản bớt một số loại lá nếu như không kiếm được. Chỉ cần có đủ những loại lá chính như cỏ mực, lá khế, rau diếp cá, dưa chuột.
Làm sạch nguyên liệu bằng cách ngâm các loại lá trong nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó nghiền nhuyễn hoặc giã lấy nước uống trực tiếp. Phần bã sẽ được sử dụng để đắp lên các vùng da đang nổi mề đay, mẩn ngứa. Thực hiện phương pháp này hàng ngày, bạn sẽ thấy các nốt mề đay dần biến mất sau 2 – 3 lần thực hiện.
2. Bài thuốc cây cỏ mực chữa bệnh trĩ
Bài thuốc dùng cây cỏ mực chữa bệnh trĩ khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu chính là cỏ mực và một chén rượu nóng.
Rửa sạch lá nhọ nồi, nghiền nhuyễn rồi hòa vào chén rượu nóng. Sau đó lọc lấy phần nước trong và uống như nước bình thường. Phần bã còn lại có thể dùng để đắp lên hậu môn để nhận được tác dụng nhanh hơn. Lưu ý nên vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Có thể kết hợp với cây xấu hổ (mắc cỡ) để tăng hiệu quả điều trị.
3. Bài thuốc cây cỏ mực làm đen tóc
Cách thực hiện phương thuốc làm đen tóc tương đối đơn giản. Bạn có thể pha cỏ mực với nước sôi thay cho trà rồi uống hàng ngày, sẽ giúp cải thiện da và tóc trở nên chắc khỏe hơn rất nhiều. Hơn nữa, thường xuyên uống nước pha từ cây cỏ mực cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, có công dụng tốt đối với các hệ cơ quan bên trong cơ thể.
4. Bài thuốc cây cỏ mực chữa bệnh về máu, bồi bổ cơ thể
Bài thuốc dùng cây cỏ mực chữa các bệnh về máu và bồi bổ cơ thể là một trong những bài thuốc dân gian phổ biến nhất.
Đối với những vết thương chảy máu, nghiền nhuyễn lá cây đắp trực tiếp lên vết thương để đạt được hiệu quả cầm máu nhanh chóng. Lưu ý cách làm này chỉ nên áp dụng với các vết thương nhỏ. Những vết thương, vết rách da lớn nên được xử lý cẩn thận, sát trùng đúng cách để tránh bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Đối với những người thường xuyên bị chảy máu cam thì có thể tham khảo bài thuốc dùng cây nhọ nồi để hạn chế tình trạng này. Cho lá cỏ mực, hoa hòe và lá cam thảo. vào ấm rồi sắc lấy nước uống hàng ngày. Một ngày chia thành nhiều đợt uống khác nhau.
Để cải thiện tình trạng suy nhược, chán ăn, mệt mỏi, các bạn có thể tham khảo bài thuốc: Cho lá cỏ mực, cỏ mần trầu, gừng khô và một ít nước dừa chia đều trong 3 chén đựng. Hòa các nguyên liệu vào với nhau trong chén đựng rồi chia làm hai đợt uống mỗi ngày.
5. Chữa viêm họng, ho
Muốn dùng cây cỏ mực chữa bệnh viêm họng, ho, bạn lấy mỗi vị đều nhau 20g cây cỏ mực, bồ công anh, cam thảo đất, kim ngân hoa, phơi khô, sắc với 1 lít nước. Nấu nước thật đặc, uống khi còn ấm.
6. Trị sốt
Sốt nhẹ dùng 20g cỏ mực sắc nước uống, sốt cao kết hợp thêm 20g cây thần thông, nấu 1 lít nước, uống cho vã mồ hôi rồi nằm nghỉ.
7. Chữa viêm xoang
Lấy một nắm lá tươi, rửa sạch, giã lấy nước cốt uống. Hoặc lọc thật kỹ nước cốt, cho vào chai, xịt nhẹ vào cánh mũi, sau đó hỷ nhẹ để đẩy dịch nhầy và vi khuẩn ra ngoài. Sử dụng cỏ mực chữa bệnh viêm xoang theo cách này sẽ vô cùng hiệu quả.
Cách bảo quản cây cỏ mực làm thuốc chữa bệnh
Thời gian thu hái cây cỏ mực hàng năm thường rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 8. Sau khi thu hái, nhọ nồi được bảo quản kĩ tại những nơi râm mát để có thể sử dụng lâu dài. Dù được thu hái ở dạng cây tươi hay khô thì đều không ảnh hưởng tới công dụng chính của thảo dược.
Theo kinh nghiệm từ xưa truyền lại, thì những cây nhọ nồi có công dụng tốt nhất là những cây có hoa. Các bạn nên lưu ý đến đặc điểm này khi tìm kiếm hoặc chọn mua thảo dược.
Uống cỏ mực nhiều có sao không?
Cây cỏ mực chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên uống cỏ mực nhiều có sao không là thắc mắc được nhiều người quan tâm.
Theo các thầy thuốc đông y, các bác sỹ chuyên khoa thì việc uống quá nhiều cây cỏ mực và lạm dụng chúng với liều lượng cao trong thời gian ngắn cũng không được tốt.
Bạn tránh lạm dụng sử dụng cây cỏ mực bởi sử dụng quá nhiều cũng khiến cho chúng phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực chữa bệnh
- Sử dụng cây cỏ mực để chữa bệnh là một phương pháp mà dân gian hay dung và hết sức an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này không thể cam đoan là có tác dụng trên tất cả mọi đối tượng sử dụng.
- Nếu như trong quá trình sử dụng mà người bệnh cảm thấy có dấu hiệu bất ổn, khó chịu hay dị ứng thì nên dừng lại lập tức và đi khám tại cơ sở y tế gần nhất nếu cần thiết.
- Tuy chưa có ghi nhận về các tác hại của cây cỏ mực đối với cơ thể người. Tuy nhiên với những người đã có sẵn bệnh nền hoặc đang sử dụng thuốc mà muốn dùng cây cỏ mực chữa bệnh thì nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ để có được sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe bản thân.
- Với đối tượng trẻ nhỏ, không khuyến khích áp dụng các phương pháp nấu hoặc giã lấy nước uống. Thay vào đó, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp đắp để tránh không ảnh hưởng tới hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của bé.
- Cuối cùng, các bạn cần lưu ý khi dùng cây cỏ mực chữa bệnh nên hết sức cẩn thận không kết hợp hay pha trộn nhiều loại thảo dược cùng một lúc với nhau để tránh trường hợp ngộ độc hoặc dị ứng.
>>Xem thêm video: Nấu nước cỏ mực uống mát gan, bổ thận – Đơn giản, dễ làm, cực kỳ bổ dưỡng
Pingback: Cây cỏ xước trị bệnh gì? 11 bài thuốc hiệu quả từ cỏ xước