Bồ công anh là thực vật mọc nhiều và khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, bồ công anh có nhiều công dụng trong chữa bệnh mà bạn có thể chưa biết. Hãy cùng Vườn Nhiên tìm hiểu xem bồ công anh trị bệnh gì và cách làm trà bồ công anh tốt cho sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé!
>>Xem thêm: 12 tác dụng của hoa atiso “thần dược của sức khỏe” bạn không thể bỏ qua
Bồ công anh là cây gì?
Bồ công anh hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như là phù công anh, diếp trời, diếp dại, rau mũi cày, mót mét hoặc mũi mác. Cây bồ công anh còn có tên khoa học là Lactuca Indica, bồ công anh thuộc họ nhà cúc (Asteraceae). Đây là một loài cây có tuổi thọ rất ngắn nhưng tác dụng mà nó mang lại thì rất nhiều.
Bồ công anh là một trong những loài cây thân thảo, cây có tuổi thọ trung bình rất ngắn và thân của loài cây này thường mọc đơn hoặc chẻ nhánh ở phần thân trên. Bồ công anh có chiều cao trong khoảng từ 60cm đến 200cm.
Lá của cây bồ công anh là loại lá đơn, mọc cách và lá có hình trông như một cái mũi mác. Mặt trên của lá có màu nâu sẫm, còn mặt dưới thì cũng có màu nâu nhưng là màu nâu nhạt. Mép của lá có răng cưa thưa, hầu như là không có cuống.
Thành phần hóa học của bồ công anh
Theo như các nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong cây bồ công anh có chứa một số thành phần hoạt chất chính như là: Các loại vitamin thuộc nhóm A, C, K, B và một số chất khoáng khác như: sodium, magie, sắt.
Ngoài các hoạt chất chính ở trên thì trong cây bồ công anh này còn có chứa một số hoạt chất khác như: tinh bột và chất béo.
Có một số người thường hay lầm tưởng đây là một loài cây không có tác dụng gì nhưng sau khi đọc xong bài viết này, Nhiên nghĩ rằng bạn sẽ bỏ lối suy nghĩ ấy đi vì bản thân của bồ công anh có rất nhiều tác dụng rất tốt. Phần rễ thân, lá và hoa của loài cây đã góp mặt rất nhiều trong các bài thuốc trị bệnh.
Bồ công anh mọc ở đâu?
Theo những gì mà điển thực vật Việt Nam viết, bồ công anh là một loài cây ưa ẩm và phát triển rất tốt ở những nơi như là trong vườn nhà, ven đường, nương rẫy, thửa ruộng hoặc các bãi sông. Thuộc những vùng trung du và đồng bằng có độ cao dưới 1000m so với mực nước biển tại nước ta.
Ngoài Việt Nam, loài cây này còn mọc ở một số đất nước thuộc khu vực Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Ấn Độ.
Cách thu hái và chế biến bồ công anh
Người ta thường hay thu hái phần rễ thân và lá của cây bồ công anh từ giữa tháng 4 đến hết tháng 5 vì đây là khoảng thời gian cây bồ công anh có nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Sau khi thu hái loại dược liệu này về, người ta sẽ bắt đầu quá trình rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ phần lớp đất cát bám trên cây. Sau cùng thì sẽ được mang đi phơi hoặc sấy khô.
Tác dụng của bồ công anh
Như đã nói ở phần đầu, đây là một loại cây có rất nhiều tác dụng nhất trong các loài dược liệu. Nó đem lại rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Điển hình như là giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, phòng ngừa bệnh ung thư,…
Sau đây là một số tác dụng của cây bồ công anh bạn đọc có thể tham khảo:
Tác dụng của cây bồ công anh giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Theo như các nhà khoa học thì trong cây bồ công anh có chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giúp hỗ trợ ruột khỏe mạnh hơn. Ngoài tác dụng có thể giúp cơ thể cải thiện hệ tiêu hóa và giúp làm ruột khỏe mạnh thì chất xơ có trong bồ công anh còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tim và sỏi thận.
Tác dụng của cây bồ công anh hỗ trợ điều trị tiểu đường
Thành phần hóa học có trong bồ công anh giúp cơ thể sản sinh ra một lượng lớn tế bào Insulin. Chất này giúp điều tiết lượng đường trong máu, giữ ở mức ổn định nhờ vào việc có thể ức chế quá trình chuyển đổi và hấp thụ đường của cơ thể.
Người bệnh nên pha trà bồ công anh, cho thêm một vài nụ hoa cúc trắng để giúp hỗ trợ ổn định đường huyết. Có thể dùng trà thay nước uống hàng ngày, sự kết hợp này sẽ đem lại hiệu quả rất tốt đối với người bệnh tiểu đường.
Tác dụng của bồ công anh giúp ức chế tế bào ung thư
Trong cây bồ công anh còn có chứa nhiều hoạt chất có thể giúp ức chế quá trình oxy hóa giúp cơ thể và tiêu diệt các gốc tự do.
Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Windsor Canada đã tổ chức thử nghiệm và tiến hành một cuộc thí nghiệm như sau: cho tiêm một ít chiết xuất từ loại cây này vào con chuột có chứa tế bào ung thư.
Sau 3 tháng, các nhà khoa học nhận thấy được rằng tế bào ung thư đang phát triển chậm đi rất nhiều so với lúc chưa sử dụng chiết xuất.
Tác dụng của bồ công anh giúp thải độc cơ thể
Việc sử dụng trà bồ công anh mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ cơ thể bạn đào thảo được một lượng lớn chất độc và kim loại nặng có trong thận và gan ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu hoặc hậu môn.
Tác dụng của bồ công anh bổ sung vitamin A
Theo các nhà khoa học thì trong cây bồ công anh có chứa một lượng lớn vitamin A có tác dụng giúp hỗ trợ kích thích cơ thể sản sinh bạch cầu.
Ngoài tác dụng giúp kích thích cơ thể sản sinh bạch cầu thì vitamin A có trong cây còn có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng thần kinh và giúp bạn có một đôi mắt khỏe đẹp.
Bồ công anh còn có một số công dụng khác như:
- Hỗ trị điều trị ung thư và viêm loét dạ dày.
- Chống suy nhược cơ thể.
- Trị viêm ruột thừa và ăn không tiêu.
- Chống ung độc sưng tấy và loãng xương.
Cây bồ công anh trị bệnh gì?
Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền từ cây bồ công anh. Các bài thuốc này đã được Nhiên trích dẫn từ cuốn bách khoa toàn thư Đông y.
Vườn nhiên xin chia sẻ cách dùng cây bồ công anh để chữa trị một số bệnh lý thường gặp như sau:
Chữa tắc tia sữa
Bồ công anh có tác dụng giúp điều trị và hỗ trợ cho phụ nữ sau khi sinh con mà bị tắc tia sữa. Các bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây để chữa trị bệnh hiệu quả.
Chữa sưng vú, tắc tia sữa: 20 – 40g lá cây bồ công anh tươi đem đi rửa sạch, thêm ít muối, giã nát và vắt lấy nước uống. Còn bã thì đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1 – 2 lần. Hoặc Bồ công anh 120g, sài đất 80g, lá Quýt hôi 40g đem đi sắc với nước 60ml cho đến khi còn 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và tối.
Viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Bồ công anh 30-50g tươi, đem đi giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống còn bã đắp lên vú.
Chữa chứng lở loét lâu ngày, rắn, bọ cạp cắn
Để điều trị chứng lở loét lâu ngày mà không khỏi hoặc bị rắn và bò cạp cắn thì ta dùng khoảng 20g cây bồ công anh, sau đó đem đi giã nát rồi đắp vào những vùng bị lở loét hoặc vết thương bị rắn, bò cạp cắn.
Đối với những trường hợp bị rắn hoặc bọ cạp cắn thì bạn nên hút lấy hết chất độc ra trước rồi sau đó đắp loại dược liệu này vào và đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra.
Chữa viêm kết mạc cấp tính
Để làm bài thuốc trị dứt điểm chứng viêm kết mạc cấp tính bạn cần chuẩn bị khoảng 20g bồ công anh, cho vào ấm và sắc chung với một lượng nước vừa đủ để dùng 3 lần trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này mỗi ngày thì bạn sẽ thấy hiệu quả mà bài thuốc mang lại.
Giúp tiêu độc, giảm mụn nhọt
Để làm bài thuốc trị mụn nhọt hoặc tiêu độc này bạn chuẩn bị những vị thuốc sau: 13g bồ công anh, 10g cải trời, 10g kinh giới, 10g ké đầu ngựa, 10g liên kiều, 15g vòi voi, 15g kim ngân hoa, 10g cỏ mần trầu và cuối cùng là 10g hạ khô thảo.
Mang tất cả các loại dược liệu ở trên đi sắc chung với 1 lít nước, cho đến khi nước sắc cạn còn 150ml thì ngưng không sắc nữa. Chia nhỏ lượng nước sắc trên thành uống 3 lần dùng trong ngày.
Chữa đau dạ dày
Để làm được bài thuốc trị chứng đau dạ dày này thì bạn cần dùng một số các vị thuốc như sau: 24g bồ công anh khô, 14g khổ sâm khô và cuối cùng là 19g lá khôi tía dạng khô.
Đem tất cả nguyên liệu trên đi nấu với 1 lít nước và để lửa nhỏ. Khi nước sắc trong ấm cạn chỉ còn khoảng 300ml thì bạn tắt bếp, để nguội và lọc bỏ phần bã.
Dùng bài thuốc này theo liệu trình dùng 10 ngày và nghỉ 3 ngày sẽ thấy bệnh tình được cải thiện.
Giúp hỗ trợ trị ung thư
Để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư này bạn cần phải chuẩn bị những vị thuốc sau: 30g cây xạ đen, lá bồ công anh, 30g rễ, cuối cùng là 20g mỗi vị bạch hoa xà và bán chi liên.
Mang tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm và sắc chung với 1 lít nước. Sau khi sắc xong bạn lọc bỏ phần bã và chia ra 3 lần uống trong ngày.
Các đối tượng nên dùng bài thuốc bồ công anh
Dưới đây là một số đối tượng nên sử dụng bồ công anh:
- Người bị thiếu vitamin A, vitamin C và vitamin K.
- Người bị thiếu sắt và magie.
- Người bị lở loét hoặc rắn cắn.
- Người hay bị táo bón.
- Người bị viêm kết mạc cấp tính
- Người bị đau dạ dày và bị ung thư
Cách sử dụng cây bồ công anh
Rau bồ công anh xào
Chuẩn bị: Rau cây bồ công anh, tỏi, chanh tươi, gia vị: mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn
Chế biến:
- Rau được rửa sạch trước khi xào.
- Tỏi bóc vỏ đập dập, cho vào chảo mỡ đun già, phi cho thơm vàng tỏi rồi cho cây bồ công anh vào xào, vặn lửa to, xào nhanh tay, đảo nhanh tay, cho 1 thìa cà phê mắm, 1 thìa ăn cơm hạt nêm, 2 thìa cà phê đường vào xào cùng. Bạn nhớ xào rau vào chiếc chảo lõm và rộng để dễ đảo và không bị cháy nhé.
- Xào cây bồ công anh khoảng 3 – 5 phút, hãy nhớ không nên xào quá lâu vì sẽ làm rau mất hết chất dinh dưỡng có trong rau.
- Cho rau ra đĩa, vắt chanh và dùng đũa đảo đều tay. (Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút ớt hoặc hành tây xắt nhỏ nếu bạn muốn)
Cách làm trà Bồ công anh
Với nhiều công dụng cho sức khỏe, trà hoa Bồ công anh ngày càng được nhiều người yêu thích. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm trà Bồ công anh chính xác.
Trà từ hoa Bồ công anh
Toàn bộ cây Bồ công anh đều có thể sử dụng, và hoa bồ công anh là một trong các bộ phận thường được dùng làm trà. Cách pha trà hoa Bồ công anh rất đơn giản. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu cần có:
- 360ml nước sôi
- 8 hoa Bồ công anh
- Đường hoặc mật ong tùy khẩu vị
Cách làm trà bồ công anh
- Cho hoa vào ấm trà, rót nước sôi ngập hoa sau đó đậy kín trong khoảng 5 phút.
- Cho thêm đường hoặc mật ong vào trà. Bạn nên ưu tiên dùng mật ong, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Như vậy là trà đã được pha xong rồi, bước cuối cùng là thưởng thức trà thôi.
Trà từ rễ Bồ công anh
Ngoài hoa thì rễ Bồ công anh rất phổ biến trong việc làm trà. Các hoạt chất có trong rễ cây rất phong phú và nhiều tác dụng đối với cơ thể. Sau đây là cách pha trà rễ cây Bồ công anh đúng cách, mời các bạn cùng tham khảo nhé:
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 5 gram Gừng thái lát
- 30 gram rễ Bồ công anh khô
- 1 hạt Thảo quả
- Mật ong hoặc đường tùy theo khẩu vị
- 360 ml nước lọc
Cách làm trà bồ công anh:
- Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị (trừ mật ong, đường) sau đó đun sôi trong vòng 5 – 10 phút.
- Tiến hành lọc lấy nước, thêm mật ong hoặc đường vào và uống.
Có thể thấy công thức pha trà này rất đơn giản đúng không. Chỉ với vài thao tác bạn đã có ngay một tách trà ngon, tốt cho sức khỏe mỗi ngày.
Tóm lại, Bồ công anh là loài cây mang lại cho sức khỏe của con người rất nhiều lợi ích. Để tăng cường sức khỏe của bản thân, bạn nên bổ sung trà hoa Bồ công anh vào thực đơn mỗi ngày của mình. Ngoài ra cây Bồ công anh còn có thể chế biến thành các món ăn ngon miệng. Hãy tìm hiểu ngay để sở hữu phương pháp bảo vệ sức khỏe đơn giản nhưng mang lại nhiều công dụng hữu hiệu từ loài cây quen thuộc này nhé.
Các lưu ý khi sử dụng trà bồ công anh:
Những đối tượng sau đây nên cân nhắc khi sử dụng:
- Trẻ em dưới 10 tuổi không được sử dụng những bài thuốc trên.
- Không cho phụ nữ mang thai sử dụng các bài thuốc trên.
- Không được sử dụng vượt quá hàm lượng các cây thuốc.
- Người cao huyết áp, suy tim.
- Người dị ứng với các thành phần hóa học của thảo dược.
>>Xem thêm video: Làm nước ép bồ công anh uống cho có chất chống oxy Hóa