Tác dụng của rau muống được đánh giá cao trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh mãn tính. Các chất dinh dưỡng trong rau muống cũng có lợi cho việc chống lão hóa da và giúp mái tóc thêm chắc khỏe.
Rau muống có chứa một lượng lớn các vitamin gồm vitamin A, C và các chất dinh dưỡng; đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào có chứa trong rau muống. Vậy ăn rau muống có tác dụng gì? Mời bạn cùng tìm hiểu!
>>Xem thêm: Lợi ích từ cải bó xôi – loại rau “siêu tăng lực”
Rau muống có mấy loại?
Tên khoa học của rau muống có là Ipomoea, là giống cây thân thảo và thường mọc bò trên mặt nước hoặc trên đất bùn. Rau muống có thân dài, rỗng bên trong, mỗi khớp thân thường cách nhau khoảng 5 cm. Đối với giống rau muống mọc bò dưới nước, tại mỗi khớp trên thân thường có rễ ngắn xung quanh.
Ở Việt Nam, rau muống được chia thành hai loại là rau muống tía và rau muống trắng. Rau muống trắng hay được trồng trên cạn, gieo trồng theo luống còn rau muống tía thì thường mọc hoang dưới nước, có thân đỏ nên còn được gọi là rau muống đồng, rau muống ruộng hay rau muống đỏ.
Tác dụng của rau muống
1. Giảm cholesterol
Rau muống là một trong các loại thực phẩm tuyệt diệu dành cho những người đang muốn giảm cân và giảm nồng độ cholesterol ( mỡ ) trong máu một cách tự nhiên.
Một số nghiên cứu trên chuột chứng minh công dụng của rau muống có thể giảm mức triglyceride và cholesterol . Triglyceride là một trong những chỉ số xét nghiệm quan trọng của xét nghiệm bộ mỡ máu. Chỉ số mỡ máu triglyceride cao có thể gây, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
2. Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Rau muống ăn có tốt không? Theo như các nghiên cứu khoa học, hàm lượng chất sắt trong rau muống vô cùng dồi dào, nhất là giống rau muống đồng thân đỏ. Ăn rau muống thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu và giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất sắt.
3. Rau muống có tác dụng gì trong phòng chống tiểu đường?
Một số nghiên cứu của Đại học Kelaniya do tiến sĩ Malalavidhane phụ trách đã cho thấy khả năng giảm lượng đường huyết trong máu ở những con chuột bị tiểu đường sau khi ăn rau muống sống trong vòng một tuần.
Đối với các bệnh nhân bị tiểu đường týp 2, khi điều trị bằng dịch chiết xuất từ rau muống thì nồng độ đường huyết trung bình giảm tới 29,4%.
4. Tác dụng của rau muống: Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Rau muống có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Chúng cũng giàu vitamin A, C và beta-carotene. Những chất này góp phần chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó giảm mức cholesterol toàn phần, tránh hình thành các mảng lipid lắng đọng trên thành mạch gây xơ vữa động mạch vành.
Bệnh xơ vữa động mạch vành có thể dẫn đến các bệnh như : thiếu máu cơ tim cục bộ gây suy tim, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ. Folate có trong rau muống giúp cơ thể con người chuyển đổi homocysteine, là một phân tử gồm 20 amino acid. Việc chuyển đổi này sẽ giúp cơ thể hạn chế nồng độ homocysteine trong máu tăng cao, giảm nguy cơ tạo thành các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Magie cũng là một khoáng chất rất có ích trong rau muống giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
5. Điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan
Trong y học Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống), người ta đã biết tận dụng tác dụng của rau muống để trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan.
Một số nghiên cứu đã chứng minh, chiết xuất dịch rau muống hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tổn thương do hóa chất gây ra nhờ các enzyme giải độc, các chất chống oxy hóa và chất phá hủy các gốc tự do.
6. Ngăn ngừa ung thư
Rau muống có tác dụng gì? Với một chế độ ăn hợp lý với rau muống sẽ giúp bạn hấp thụ đến 13 chất chống oxy hóa khác nhau và có khả năng ngăn ngừa ung thư. Những chất chống oxy hóa này giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các chất trong rau muống rất có ích trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư da và ung thư vú.
7. Trị chứng khó tiêu và táo bón
Rau muống có chứa nhiều chất xơ nên rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Nó giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, ăn rau muống còn giúp bạn nhuận tràng, vô cùng có lợi cho những người mắc chứng khó tiêu hoặc dễ bị táo bón.
Ngoài ra, nước ép rau muống cũng được sử dụng trong việc điều trị nhiễm giun sán. Chiết xuất dịch trong rau muống có tác dụng tẩy giun rất hiệu quả.
8. Giúp mắt sáng khỏe
Trong rau muống có chứa một hàm lượng cao vitamin A, carotenoid và lutein. Đây đều là những dưỡng chất vô cùng có lợi cho mắt.
Bên cạnh đó, rau muống cũng làm tăng mức glutathione, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
9. Điều trị bệnh về da
Ngọn (đọt) rau muống có thể dùng làm thuốc đắp để điều trị một số bệnh về da như hắc lào, nấm da chân… Đây cũng là loại rau có khả năng giúp ngăn ngừa ung thư da và trị mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến hiệu quả.
Bên cạnh đó, đặc tính giải độc và chữa bệnh của rau muống giúp bạn giảm các cảm giác đau, châm chích khi bị ngứa da do bị côn trùng cắn hoặc phát ban. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cho muối và một ít rau muống vào bát (chén) rồi nghiền nát. Sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng da bị đau, ngứa rồi băng lại để giảm đau tại chỗ.
10. Chống lão hóa và trẻ hóa da
Rau muống cũng như các loại rau lá xanh khác đều giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.
Điều này sẽ tăng cường khả năng chống lại các tác hại khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và làm giảm nếp nhăn trên da. Chính vì vậy, việc thường xuyên ăn rau muống có thể ngăn ngừa và đẩy lùi dấu hiệu lão hóa.
Ngoài ra, nước ép rau muống cũng cực kỳ tốt cho làn da. Uống nước ép rau muống sẽ giúp trẻ hóa da nhờ khả năng loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể. Trong rau muống chứa nhiều carotenoid, vitamin A, C, và lutein, là một trong những khoáng chất quan trọng làm da sáng và săn chắc hơn.
11. Giúp mái tóc chắc khỏe
Nước ép rau muống không chỉ làm đẹp da mà còn có lợi cho quá trình mọc tóc, nó giúp khắc phục tình trạng rụng tóc và giúp cải thiện cấu trúc, chất tóc.
Uống nước ép rau muống kết hợp với rau diếp cá sẽ giúp bạn có được một mái tóc chắc khỏe, óng ả và mượt hơn . Sau đây, Vườn Nhiên sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước ép rau muống kết hợp với rau diếp cá:
- Rửa sạch rau muống và rau diếp cá. Bạn cũng có thể thay thế rau diếp cá bằng lá bắp cải.
- Cắt nhỏ lá hai loại rau rồi cắt thêm một lát chanh và cho tất cả vào máy ép trái cây hoặc máy xay sinh tố.
Nếu dùng máy ép, bạn sẽ có ngay ly nước ép thơm ngon. Nếu dùng máy xay sinh tố, hãy lọc qua rây nhé! Mặc khác, bạn cũng có thể cho thêm nước cốt chanh hoặc ít đường vào để làm tăng thêm hương vị.
Bạn nên uống một ly nước ép với công thức này mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối đa nhanh nhất.
12. Một số tác dụng khác của rau muống
Ngoài những lợi ích trên, tác dụng của rau muống còn thể hiện rõ trong việc điều trị hiệu quả đau bụng kinh, viêm loét dạ dày, đau răng, chảy máu mũi, nhiễm trùng đường tiểu…
Những người hay bị mất ngủ hoặc khó ngủ cũng nên ăn rau muống thường xuyên để giúp cải thiện tình trạng này. Dùng nước ép rau muống làm túi chườm lạnh cũng có thể giúp hạ sốt. Loại nước ép này cũng được dùng như một chất thúc nôn trong các trường hợp bị ngộ độc.
Rau muống có chất gì?
Giá trị dinh dưỡng | Khối lượng |
Năng lượng | 23 kcal |
Protein | 2.86g |
Chất béo | 0.39g |
Chất xơ | 2.2g |
Canxi | 99 mg |
Sắt | 2.71 mg |
Magie | 79 mg |
Phốt pho | 49 mg |
Kali | 558 mg |
Natri | 79 mg |
Kẽm | 0.53 mg |
Đồng | 0.13 mg |
Mangan | 0.897 mg |
Selen | 1 µg |
Vitamin A (RAE) | 469 µg |
Vitamin C | 28.1 mg |
Vitamin E | 2.03 mg |
Thiamin | 0.078 mg |
Riboflavin | 0.189 mg |
Niacin | 0.724 mg |
Pantothenic acid | 0.065 mg |
Vitamin B6 | 0.195 mg |
Folate | 194 µg |
Choline | 19.3 mg |
Vitamin K | 482.9 µg |
Lutein + zeaxanthin | 12198 µg |
Một số món ăn từ rau muống
Rau muống là một loại rau cực kỳ phổ biến trong các bữa cơm gia đình của người Việt. Chúng được chế biến thành nhiều món ăn dân dã như:
- Thịt bò/trâu/heo xào rau muống
- Rau muống xào tỏi/chao/nấm/dầu hào/mắm tôm
- Canh chua rau muống tôm tươi/cá diêu hồng
- Canh rau muống nấu chay
- Rau muống luộc
- Nộm rau muống
- Gỏi rau muống tôm thịt
- Canh cua rau muống khoai sọ
- Ốc móng tay/ốc giác/nghêu xào rau muống
- Rau muống ngâm chua ngọt (dưa rau muống)
- Bề bề nấu rau muống
Với những giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của mình, rau muống xứng đáng là một loại rau thân thiện với con người và tốt cho sức khỏe. Ăn rau muống mỗi ngày với hàm lượng vừa đủ sẽ rất có ích cho người huyết áp thấp, thiếu máu, phụ nữ mang thai, người bị loãng xương và giúp ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, những người có vết thương hở, chưa lành trên da nên kiêng ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi.
>>Xem thêm video: Rau muống xào tỏi – Cách xào rau muống xanh
Pingback: 11 tác dụng của rau lang khiến bạn phải bất ngờ